Phương pháp bón phân cho cây có múi

Thứ hai - 07/09/2020 22:30
(Hội NDNA) - Để chăm sóc cây có múi đạt năng suất hiệu quả cao, bên cạnh việc chọn giống, chăm sóc thì bón phân cũng là yếu tố quyết định. Nên bón phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học để cải tạo đất, tăng phẩm chất trái và kéo dài tuổi thọ của cây. Tuy nhiên tùy từng giai đoạn của cây mà sử dụng lượng phân bón phù hợp để cây hấp thụ đầy đủ và tốt nhất.
Bón phân từng giai đoạn

*Đối với cây kiến thiết:

– Giai đoạn 1: Từ khi mới trồng cho đến khi cây được 12 tháng tuổi. Bón NPK hoặc hỗn hợp có sẵn với liều lượng 10g – 15g/cây, mỗi 6 tháng bón bổ sung phân hữu cơ với liều lượng 3 – 5kg/cây, phân chuồng với liều lượng 8 – 10kg/cây, vôi với lượng từ 200g – 500g hoặc 1kg/cây/năm, nhiều hay ít tùy vào độ pH của đất và thường được bón vào đầu và cuối mùa mưa.

– Giai đoạn 2: Cây từ 12 – 20 tháng, lượng phân hóa học tăng gấp 3 lần, cứ 10 ngày bón phân cho cây với liều lượng 30g/cây, mỗi 6 tháng bón bổ sung phân hữu cơ với liều lượng 10kg/cây.

– Giai đoạn 3: Cây từ 21 – 30 tháng, tăng NPK với liều lượng 100g – 150g/cây/tháng, mỗi 6 tháng bổ sung phân hữu cơ tăng với liều lượng 10 – 15kg/cây. Riêng vôi được bón với liều lượng giống như giai đoạn 1.

*Đối với cây kinh doanh:

– Giai đoạn thúc đọt: Bón 50kg/gốc phân chuồng, vôi Dolomite (CaMg(CO3)2) và lân nung với lượng 1-2 tấn/ha.

Sử dụng NPK (2-1-2) bón cho cây với liều lượng 1kg/3 lần bón/ 10 ngày. Lần 1 bón 200g, lần 2 bón 300g và lần 3 bón 500g. Sử dụng K-humate và vi sinh để giữ lại tối đa lượng NPK đã bón cho cây.

– Giai đoạn trước ra bông: Bón 500g/gốc NPK (20-20-20), cách 7 ngày bón tiếp 500g-1kg để làm cháy rễ kích thích cây ra bông.
Sau khi đọt nhú đồng loạt cần phải kiểm tra vườn, phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

– Giai đoạn sau đậu quả-3 tháng: Giai đoạn này cần hạn chế tối đa việc sử dụng NPK (dư thừa NPK sẽ gây ra vàng lá thối rễ), thay vào đó dùng đậu tương hoặc phân cá hoặc phân gà nở cho cây. Liều lượng bón: 2kg/gốc, cách 20-30 ngày bón 1 lần.

-Trước thu hoạch 2 tháng: Bón 100g-200g Kali sunfat (K2SO4)/gốc

– Lưu ý:
  • Trong giai đoạn nuôi trái, cách 2 tháng cần bổ sung Canxi cho trái 1 lần bằng cách sử dụng phân bón trung vi lượng cao cấp Sao đỏ.
  • Khi bón phân chuồng, vôi, lân nung nên bón cách gốc 50cm. Đối với NPK cần bón cách gốc 70cm.
  • Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều cần bổ sung thêm vôi dolomite
  • Bổ sung vi sinh định kì 20 ngày/lần
Phương pháp bón

-Bón lót: sử dụng NPK, phân chuồng và vôi cho vào hố trồng trước khi trồng

-Bón thúc: Có nhiều phương pháp bón thúc như:

Đào rãnh kích thước rộng 20cm và sâu10cm theo chiều rộng của tán cây rải phân rồi lấp đất.

+ Rải đều trên mặt đất, theo chiều rộng/vòng quanh tán cây khi đất đủ ẩm nếu đất khô cần tưới nước sau khi bón.

+ Có thể hòa tan trong nước tưới rồi tưới vào gốc, lượng nước vừa phải đủ thấm vào đất, không để dư thừa khiến nước chảy ra ngoài gây thất thoát phân bón.

 

Lê Hùng

 Tags: Kinh nghiệm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin đọc nhiều
Thư viện ảnh
unnamed.jpg Hàng cây nông dân ơn Bác của Hội Nông dân phường Nghi Thủy,... Hàng cây Nông dân ơn Bác xã Hưng Lộc, thành phố Vinh Hàng cây nông dân ơn Bác của Hội Nông dân xã Châu Nhân,... xd2-17.jpg
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập101
  • Hôm nay11,684
  • Tháng hiện tại203,882
  • Tổng lượt truy cập7,673,335
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây