Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao đời sống nông dân ở xã nghèo

Thứ hai - 22/06/2020 03:59
(Hội NDNA) - Châu Cường là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn ở huyện miền núi Quỳ Hợp. Với mục tiêu gia tăng giá trị canh tác, từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho nông dân, xã Châu Cường đã tập trung lãnh đạo, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ đó, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh, tạo động lực cho nông nghiệp địa phương bứt phá đi lên.
anh bai chuyen doi co cau cay trong 1
Nhờ chuyển đổi sang trồng giống mía sạch bệnh đã cho người dân một nguồn thu nhập ổn định.
Trước tình trạng biến đổi khí hậu làm dòng nước dần ít đi, cùng với nạn khai thác khoáng sản đầu nguồn đã làm nguồn nước bị ô nhiễm, Đảng bộ xã Châu Cường đã ra nghị quyết, UBND và các tổ chức chính trị xã hội vào cuộc tuyên truyền đến tận người dân bàn bạc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để thích ứng với biến đổi khí hậu và ô nhiễm nguồn nước. Qua nghiên cứu thực tế diện tích trồng lúa bị ô nhiễm và vùi lấp do nguồn nước ở các Bản Mường Ham, Bản Thắm, Bản Nhọi và Bản Nhạ, rất phù hợp với cây mía. Năm 2016 lãnh đạo UBND xã đã làm việc với nhà máy đường Na su - Nghệ An, được nhà máy đưa vào vùng quy hoạch nguyên liệu của nhà máy và hưởng các cơ chế hỗ trợ của nhà máy trong việc chuyển đổi sang trồng giống mía sạch bệnh. Cũng như chính sách hỗ trợ chuyển đổi, khai hoang phục hóa của UBND tỉnh bà con rất phấn khởi hưởng ứng chuyển đổi. Với 35 ha mía năm 2016 đến vụ ép 2020 tổng diện tích mía toàn xã đã tăng lên 75ha, năng suất bình quân hàng năm đạt 85 tấn/ha, độ đường luôn đạt ở mức cao. Đã cho người dân một nguồn thu nhập ổn định. Ngoài ra, bà con còn tận dụng ngọn mía làm thức ăn cho Trâu, Bò. Hàng năm vào vụ thu hoạch mía còn tạo thêm việc làm cho lao động nông nhàn trong việc chặt và bốc mía lên xe. Ngoài cây mía đã có một số hộ chuyển sang trồng cây hoa màu cho thu nhập khá như hội viên hội nông dân Lê Thị Nga (Bản Thắm), Lê Thị Trang (Bản Mường Ham), Lô Thị Giao (xóm Hạ Đông).

Với diện tích vụ đông hàng năm khoảng 150 ha, đã tạo ra hàng hóa như ngô lấy hạt, ngô sinh khối bán cho công ty bò sữa, rau củ quả cung cấp cho thị trường. Đã tạo thêm nguồn thu nhập và một số được bà con tận dụng làm thức ăn cho trâu bò trong mùa đông khan hiếm thức ăn tự nhiên.

         
chuyen doi co cau cay trong 2
Với diện tích vụ đông hàng năm khoảng 150 ha, đã tạo ra hàng hóa như ngô lấy hạt, ngô sinh khối bán cho công ty bò sữa, rau củ quả cung cấp cho thị trường
Song song với trồng trọt, nghề chăn nuôi trong xã cũng ngày càng được chú trọng. Người dân được tập huấn chăn nuôi qua nhiều lớp, làm tăng cường kiến thức ngành nghề, góp phần gia tăng cả số lượng lẫn chất lượng đàn gia súc, gia cầm trong xã. Để cải thiện con giống, từ sự hỗ trợ của cấp trên, xã áp dụng những giống vật nuôi mang lại năng suất và chất lượng cao như bò lai sin, lợn Đại Bạch. Trong năm qua, Hội nông dân xã được Quỹ hỗ trợ nông dân huyện cấp 200 triệu đồng cho hội viên vay, hội xã đã phân bổ cho bảy hội viên vay chăn nuôi bò sinh sản. Trên cơ sở đó, Hội thành lập Câu lạc bộ chăn nuôi bò sinh sản, để tạo liên kết trong chăn nuôi. Đến nay trong xã có thêm 10 con bò đực lai giống phân bố đều ở 09 xóm, bản, làm tăng số lượng đàn bò lai lên 1.300 con. Tất cả số bò hỗ trợ sản xuất từ năm 2015 đến nay đều đã qua lai tạo. Từ đó bò lai đã dần thay thế giống bò địa phương, để nâng cao trọng lượng, chất lượng đàn bò. Khi đàn trâu, bò trên địa bàn đã bị đồng huyết, con nhỏ và còi cọc. Lấy phương châm tăng trọng lượng nhưng không tăng đàn, từ năm 2016, xã ra mắt mô hình "đảm bảo an ninh trong việc chăn nuôi trâu bò trên địa bàn" nhằm tạo nhận thức cho người dân không thả rông trâu bò phá hoại hoa màu, trâu bò không bị lai tạp, đồng huyết, tránh được nạn trộm cắp trâu bò thả rông. Hiện nay đàn gia súc, gia cầm trong xã cũng tăng lên đáng kể, ngoài ra Hội ND xã phổ biến cho bà con nuôi thử một số giống mới như ếch, chim cút, dế. Việc trồng keo của bà con cũng được bỏ lối canh tác cũ dùng giống keo trôi nổi và keo tự mọc chuyển sang trồng cây keo lai, keo ghép cành, ghép mô có sức sinh trưởng và phát triển tốt. Tránh khai thác "keo non" khi chưa đến tuổi thu hoạch.

Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở xã đã thu được nhiều thắng lợi, góp phần xây dựng một số tiêu chí nông thôn mới. Đến nay đã có 3/9 xóm đạt chuẩn nông thôn mới, đời sống của bà con đổi mới, diện mạo xã được thay da đổi thịt.

Vi Văn Tý (Hội ND xã Châu Cường)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập101
  • Hôm nay10,303
  • Tháng hiện tại327,336
  • Tổng lượt truy cập14,981,230
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây