Từ bê rớt giá trở thành bê thương phẩm

Thứ hai - 05/10/2020 03:25
(Hội NDNA) - Trong danh sách hộ nông dân SXKD giỏi của huyện Yên Thành (Nghệ An) tôi ấn tượng với ông Lê Đình Chung, sinh năm 1966, ở thôn Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành. Ông là điển hình của người nông dân công giáo dám nghĩ, dám làm và làm giàu thực sự từ bàn tay, khối óc của mình.
20200925 112840
Công nhân miệt mài cho ra những chiếc dò bê mang đậm vị đặc trưng gia truyền
Những ngày cuối tháng 9, theo chân lãnh đạo Hội Nông dân xã Hợp Thành, chúng tôi tìm về xưởng sản xuất dò bê Chung Tài đóng tại xóm Vĩnh Hòa (Hợp Thành – Yên Thành), dân trong vùng lẫn ngoài vùng không ai là không biết đến xưởng sản xuất của lão nông “cừ” Lê Đình Chung dám mạnh dạn đầu tư cả cơ ngơi hàng chục tỉ đồng. Vốn sinh sống trên vùng đất được mệnh danh là “quê lúa” Yên Thành, với khả năng “liều lĩnh, táo bạo” nên từ những năm 2005 khi mà giá mỗi con bê được thương lái thu mua rẻ mạt, người chăn nuôi ở những vùng miền núi không còn mặn mà với cái nghề ở vùng nông thôn sinh ra vốn đã phải theo. Từ ý nghĩ để cho người nông dân có thêm thu nhập từ chính sản phẩm mình gầy dựng nên, ông Chung bắt đầu xây dựng xưởng sản xuất dò bê để vừa tiêu thụ vừa giải quyết việc làm cho người lao động.

Từ ý tưởng thu mua bê được giá giúp người dân có thêm thu nhập, ông Chung đã mạnh dạn đầu tư máy móc mở xưởng sản xuất dò bê, chế biến thực phẩm để giải quyết đầu ra cho chăn nuôi. Hiện nay, sản phẩm của ông đã có mặt trên thị trường toàn quốc và ông còn hướng đến xuất khẩu nguyên liệu thịt bắp với các nước lân cận. Với số vốn ban đầu, ông mạnh dạn vay thêm đầu tư nhà xưởng hết khoảng 20 tỉ đồng với hệ thống máy móc như các kho đông lạnh; máy hút chân không cỡ lớn, cỡ nhỏ; máy trộn thịt, máy đùn thịt, máy ép xúc xích, nồi hấp, máy cưa xương, tủ lạnh,….Với quy mô đó, nhà kho của ông có thể chứa được hàng chục tấn hàng. Bình quân mỗi ngày xưởng của ông sản xuất khoảng 5 - 7 tạ để cung cấp cho các đại lí cũng như thương lái đến thu mua.
 
chua co ten 2
Những chiếc dò bê sau khi hoàn thành các công đoạn
Tiếp chuyện chúng tôi, ông Chung chia sẻ: “Nhờ mạng xã hội mà dò bê của ông càng ngày càng được nhiều người biết đến, với quy trình sản xuất tuân thủ đảm bảo an toàn vệ sinh chất lượng sản phẩm cộng với bí quyết làm giò lâu năm của gia đình mang hương vị riêng nên ai từng thưởng thức sẽ nhớ được vị của nó. Mỗi cây dò bê được sản xuất ra có thể sử dụng trong thời gian 2 tháng nếu bảo quản đông lạnh, 1 tháng nếu bảo quản ở ngăn mát của tú lạnh. Sản phẩm đã được cấp mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc”….

Quy trình sản xuất dò bê vốn không phức tạp, không đòi hỏi phải học cao mới hiểu, mới làm được mà bắt phải tỉ mĩ, chịu khó, các khâu chế biến thực phẩm phải được đảm bảo. Đặc biệt thực phẩm được chọn phải đảm bảo tươi sống và được bảo quản tốt trong quá trình vận chuyển. Với nguyên liệu thịt me nguyên khối, bì me được lựa chọn theo đúng yêu cầu sản xuất và đưa qua công đoạn sơ chế loại bỏ xương, gân và các thành phần khác. Khi thịt đã qua khâu sơ chế được rửa sạch và để ráo nước sau đó tiến hành cắt thành những miếng nhỏ và tẩm ướp gia vị (như xúp, tiêu, mì chính, gừng, tỏi). Sau khi thịt đã ngấm đều gia vị được cho vào khuôn gói để định hình khối sản phẩm. Khi quá trình định hình kết thúc tiến hành đưa giò vào nồi luộc chín, sau đó vớt ra để ráo và làm nguội, giò sau khi nguội tiến hành bao gói, hoàn thiện, dán nhãn và đưa đi bảo quản.
 
thit bap
Thịt bò bắp được đưa ra để đóng gói đem xuất khẩu
Hiện nay, xưởng sản xuất của ông không chỉ mỗi dò bê, thịt bắp xuất khẩu mà ông còn sản xuất cả xúc xích, bánh chưng phục vụ nhu cầu thiết yếu hằng ngày cho người dân trên địa bàn. Nhờ thế, việc làm của người lao động được thường xuyên hơn, thu nhập cũng cao lên. Hiện cơ sở của ông đã giải quyết việc làm cho 20 lao động với bình quân thu nhập từ 6 – 10 triệu đồng/ tháng, hỗ trợ tối đa cho công nhân cả về chỗ nghỉ ngơi và ăn uống mỗi ngày. Người lao động ở xưởng ông không chỉ có ở trong vùng mà còn có ở các huyện lân cận.

Giò bê từ lâu đã trở thành món ăn quen với người dân ở đây. Món ăn này khá phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là những dịp lễ, tết hay tiệc tùng. Không chỉ gây dựng uy tín bằng sản phẩm chất lượng, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, ông còn mạnh dạn đầu tư các loại máy móc để hỗ trợ làm những công đoạn khó để tăng sản lượng đồng thời vẫn giữ được chất lượng thơm ngon của giò bê và tạo sự nhẹ nhàng, thoải mái cho người lao động của mình.

Bùi Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập102
  • Hôm nay34,550
  • Tháng hiện tại237,367
  • Tổng lượt truy cập16,111,957
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây