Thời vụ và cơ cấu giống lúa sản xuất vụ hè thu – mùa 2020

Thứ sáu - 03/04/2020 05:47
(Hội NDNA) - Sản xuất lúa vụ Hè thu – Mùa luôn phải đối mặt với vô vàn khó khăn nhất là thời tiết nắng hạn đầu vụ, lụt bão cuối vụ,…Vì vậy việc bố trí thời vụ đi kèm lựa chọn cơ cấu các loại giống phù hợp cho từng vùng, từng thời vụ là rất quan trọng. Để bảo đảm có hiệu quả và an toàn chúng tôi giới thiệu để bà con nông dân áp dụng theo tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và các cấp chính quyền.
kiem tra ma he thu 2019 o anh son 1
Kiểm tra mạ hè thu 2019 ở anh sơn
Trên cơ sở điều kiện sản xuất cụ thể từng vùng để các địa phương xây dựng kế hoạch, bố trí thời vụ và cơ cấu giống thật phù hợp để từ đó chỉ đạo, khuyến cáo, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện đúng.

- Thực hiện thời vụ gieo cấy lúa Hè Thu “càng sớm, càng tốt”  và đặt an toàn lên trên hết; phải xem xét thời điểm thu hoạch lúa Xuân để chọn thời điểm ra mạ cho phù hợp (thường lúa xuân chín đỏ đuôi là bắt đầu tiến hành ra mạ, mạ có thể làm ở ruộng chuyên làm mạ hoặc thu hoạch trước một ít lúa xuân để làm mạ ngay trên đồng).

- Chỉ đưa vào cơ cấu các giống lúa đã được công nhận chính thức, công nhận lưu hành hoặc giống đã qua sản xuất thử, làm mô hình có kết quả tốt trong thời gian qua tại Nghệ An theo hướng (sử dụng giống có năng suất cao, ổn định, ít nhiễm sâu bệnh trong những vụ trước, đưa nhanh các giống lúa có chất lượng cao làm hàng hóa,…).

Trong vụ Hè thu ở Nghệ An thực hiện theo thời vụ, vùng và cơ cấu giống sau:
*Vùng Hè Thu chạy lụt: Diện tích khoảng 12.000 ha, tập trung ở các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đô Lương, TP Vinh và rải rác ở một số huyện khác. Đối với vùng này cần tuân thủ chặt chẽ về lịch thời vụ, gieo mạ để cấy, sử dụng các giống cực ngắn ngày có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày để cho thu hoạch trước 30.8 gồm các giống như: Lúa thuần: Khang dân đột biến; HN6; TBR279; DCG72 (Khang dân cải tiến).  Lúa lai: LC270...

* Vùng đất vàn: Đây là vùng Hè Thu thâm canh, cần sử dụng các giống có năng suất cao, thời gian sinh trưởng có thể dài hơn nhưng phải dưới 110 ngày để thu hoạch trước 05/9. Vùng này có thể sử dụng các giống sau:
- Lúa thuần: Thiên ưu 8; Vật tư – NA2; Vật tư – NA6; TBR225; LTH31; Hương thơm 1; Lúa lai: Nhị ưu 986; VT404; Thái xuyên 111; Phú ưu 978.

* Vùng vàn cao ở đồng bằng, vùng ruộng lúa bán sơn địa: Có thể bố trí các giống thu hoạch sau 15/9.
Đối với vùng chủ động nước, ưu tiên sử dụng các giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt như các giống cơ cấu ở vùng vàn và có thể sử dụng thêm một số giống dài ngày hơn như: Lúa thuần: Nếp 97, BC15; Nếp 87; Lúa lai: Kinh sở ưu 1588; Thụy hương 308; Nhị ưu 89;…Đối với vùng không chủ động nước, hạn hán nên sử dụng các giống ngắn ngày như vùng thấp lụt và giống có khả năng chịu hạn.

Lưu ý: Theo định hướng trên các địa phương (từng xã, thôn,...) nên lựa chọn những giống thật phù hợp với địa phương mình để chỉ đạo, khuyến cáo bà con nông dân thực hiện và chỉ nên bố trí trên mỗi cánh đồng 2 - 3 loại giống, mối xã 4-5 giống (trừ những vùng đặc thù) có thời gian sinh trưởng tương đương để gieo cấy bảo đảm thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý sâu, bệnh hại, thu hoạch.

Nguyễn Đình Hương (Chi cục TT&BVTV Nghệ An)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập291
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm287
  • Hôm nay22,162
  • Tháng hiện tại475,381
  • Tổng lượt truy cập15,616,263
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây