Một số biện pháp phòng chống rét cho cây trồng

Chủ nhật - 26/12/2021 20:51
(Hội NDNA) - Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trong vài ngày tới nhiệt độ tiếp tục giảm, có thể xảy ra rét đậm, rét hại, thậm chí xuất hiện hiện tượng tiêu cực như sương muối, băng giá và mưa tuyết. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân cần lưu ý một số biện pháp phòng chống rét cho cây trồng như sau:
 1. Đối với mạ, lúa
*) Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C:

- Đối với lúa: Tuyệt đối không gieo, cấy, tỉa dặm, bón phân đạm; với chân ruộng chủ động nước đêm tháo nước vào ngập 1/3-1/2 cây lúa, ngày tháo nước cạn.

- Đối với những ruộng mạ mới gieo bà con cần chú ý:

+ Nhất thiết phải làm khum vòm phủ kín bằng nilon trắng cho mạ;

+ Luôn giữ đủ ẩm cho mạ bằng cách giữ nước ở rãnh (đối với mạ dược non), tuyệt đối không để mạ bị khô hạn;
   
+ Rắc tro bếp mục lên trên mặt luống để giữ ấm cho mạ.

- Đối với mạ đã lên xanh tốt bà con cần đưa nước vào ngập 1/3-1/2 cây mạ (đối với mạ dược) và tưới ẩm (đối với mạ sân), đồng thời cũng cần phải che phủ kín bằng nilon trắng.      

Ngoài ra, cần dự phòng giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn để sẵn sàng gieo cấy bổ sung cho những diện tích mạ, lúa mới cấy bị chết rét.

*) Khi nhiệt độ tăng trên 15 độ C: 

- Diện tích lúa có nguy cơ bị chết: Kiểm tra, đánh giá và có phương án cấy dặm hoặc gieo lại.

- Diện tích lúa không bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng ít: Tiến hành chăm sóc kịp thời kết hợp bón phân kali, phân lân không bón phân đạm; Duy trì mực nước trên ruộng hợp lý để lúa sinh trưởng thuận lợi, đẻ nhánh sớm, không để ruộng lúa bị hạn; theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu, bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

- Mạ: Khi nhiệt độ ngoài trời trên 150C thì mở nilon ở 2 đầu luống, không mở hoàn toàn ngay để tránh mạ bị sốc nhiệt.

- Có thể phun hoặc tưới các loại phân bón qua lá, các chế phẩm sinh học (như: KH, PenacP…) hoặc chất điều hòa sinh trưởng (comcat…) để tăng khả năng chống chịu và khả năng phục hồi cho mạ, lúa.

- Tiến hành gieo đối với thóc giống đã ngâm ủ nảy mầm và cấy khi mạ đã phục hồi ra rễ trắng và đủ tuổi.

2. Đối với rau màu

*) Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C:

- Đối với diện tích rau màu đã đến kỳ thu hoạch cần khẩn trương thu hoạch ngay.

- Tưới đủ ẩm; Bón thêm phân kali, phân lân kết hợp tủ gốc bằng mùn, rơm, rạ... để giữ ấm, giữ ẩm cho cây;

- Theo dõi sát tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng để có biện pháp phòng, trừ kịp thời;

- Những ngày có sương muối giá buốt dùng thùng ô doa hay vòi bơm tưới, phun nước trên mặt lá làm rụng, tan hạt sương tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng xuyên qua.

- Đối với nhóm rau ăn lá cần che bằng nilon trắng để tránh mưa rét.

- Đối với cây lạc, đậu tương, ớt, ngô xuân chú ý không gieo trồng khi nhiệt độ thấp dưới 13oC cho dù thời vụ đã đến.

-  Tỉa thưa hợp lý cành, nhánh (nhất là đối với cây cà chua), làm bộ tán thông thoáng, hạn chế sinh vật gây hại. Tiến hành thụ phấn nhân tạo, thụ phấn bổ sung cho các loại rau ăn quả (cà chua, bí đỏ…).

- Các loại rau màu như hành, ớt, cà chua, khoai tây xuân, bắp cải, su hào, súp lơ... khi thời tiết có rét đậm, rét hại cũng cần tưới đủ ẩm và phun chất tăng trưởng cho rau màu 5-10 ngày/lần để tăng khả năng chống chịu rét, sinh vật gây hại.

*) Khi nhiệt độ tăng trên 15 độ C:

- Các vườn rau đã bị thiệt hại do rét, sương muối nên tận thu và chuẩn bị nguồn hạt giống rau ăn lá ngắn ngày để gieo bổ sung khi thời tiết thuận lợi;

- Đối với diện tích rau chưa bị thiệt hại hoặc còn khả năng phục hồi, cần tuyên truyền để nông dân không bón đạm đơn, mà dùng phân NPK, phân hữu cơ, chế phẩm sinh học (như: KH, PenacP…) hoặc chất điều hòa sinh trưởng (comcat…) để tăng khả năng chống chịu, khả năng phục hồi cho cây.

3. Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày

*) Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C:

- Dùng cỏ khô, rơm rạ, nilon... tủ gốc, che phủ giữa ấm cho cây.

- Với vườn cây giống dùng nilon che phủ hoặc sáng sớm dùng nước tưới rửa lá.

*) Khi nhiệt độ tăng trên 15 độ C: 

- Với diện tích bị thiệt hại có thể phục hồi: Tiến hành cưa gốc, quét vôi vào gốc, tủ gốc, chăm sóc, bón phân hợp lý để cây nhanh phục hồi.

- Với những diện tích không thể phục hồi: Tiến hành trồng dặm để đảm bảo mật độ và trồng xen cây màu ngắn ngày, sớm ổn định sản xuất.
 

Nguồn: NNVC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay19,587
  • Tháng hiện tại470,469
  • Tổng lượt truy cập15,611,351
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây