Phòng trừ bệnh đạo ôn

Thứ năm - 24/03/2022 04:58
(Hội NDNA) - Bệnh đạo ôn thường xảy ra trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng, chín sáp, chín sữa, đỏ đuôi, thậm chí cả trước khi lúa chín. Bệnh thường phát triển mạnh khi trời nhiều mây, ánh sáng trong ngày yếu, có mưa, sương đêm, ẩm độ không khí trên cao, nhiệt độ từ 20 - 30 độ C. Ngoài ra, biện pháp canh tác không phù hợp như gieo cấy quá dày hoặc bón thừa đạm, cây lúa yếu ớt, tạo ra tiểu khí hậu thuận lợi cho lúa bị bệnh
* Triệu chứng và cách nhận biết

- Đạo ôn lá: Khi lúa nhiễm bệnh ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh, bệnh phá hại chủ yếu trên lá (gọi là đạo ôn lá hay cháy lá). Lúc đầu vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim, màu xám xanh. Sau đó chuyển sang màu nâu, rồi lan rộng dần thành hình thoi, xung quanh màu nâu đậm, giữa màu xám trắng, bệnh nặng gây cháy lá lúa.

- Đạo ôn cổ bông: Nấm bệnh còn phá hại trên cổ bông (gọi là đạo ôn cổ bông, gié). Vết bệnh trên cổ bông lúa lúc đầu màu xám xanh, sau chuyển dần sang nâu, nâu đậm. Nếu ẩm độ không khí cao, chỗ vết bệnh sẽ mọc một lớp nấm mốc màu xám xanh, làm bông lúa, gié lúa dễ gãy, dẫn đến hạt lúa lép, lửng, nếu nặng thì trở thành dịch dẫn đến mất mùa.

Một vết bệnh đạo ôn đặc trưng trong một đêm nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể sản sinh ra 4.000 - 5.000 bào tử nấm và có thể kéo dài từ 10 - 15 ngày. Bào tử nấm phát tán nhờ gió, nhờ ẩm độ (giọt sương) xâm hại vào phiến lá, cổ bông, gié bông lúa và cứ sau 4 - 5 ngày lại xuất hiện vết mới. Vì vậy bệnh đạo ôn có khả năng phát triển theo cấp số nhân, chuyển thành dịch gây mất mùa trên diện rộng.

* Biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ bệnh đạo ôn, bà con cần áp dụng các biện pháp tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, các tàn dư lúa chét, cỏ dại của vụ trước. Gieo cấy lúa ở mật độ vừa phải. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết trên các chương trình dự báo thời tiết của báo, đài. Thăm đồng thường xuyên tạo thế chủ động phòng trừ đạo ôn hiệu quả. Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. Không bón quá nhiều phân đạm, nhất là thời kỳ cuối đẻ nhánh, trước và sau trỗ đòng (bón đón đòng), đặc biệt bỏ hẳn việc bón đạm để nuôi hạt.

Nếu thấy lúa bệnh mà thời tiết phù hợp với việc phát triển bệnh (trời lạnh, đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, hoặc trời có mưa nhỏ xen kẽ, ban ngày trời âm u, ít nắng...) thì phải ngưng bón đạm, không để ruộng khô nước, và tiến hành phun thuốc phòng bệnh kịp thời.

Phun thuốc đặc trị phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông trước khi lúa trổ 5 - 7 ngày và phun lần 2 sau khi lúa trổ 10 ngày. Những ruộng lúa nhiễm bệnh nặng tiếp tục phun lại lần 3. Nếu sau khi phun thuốc gặp mưa to cần phải phun lại…
 

Bạc Liêu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin đọc nhiều
Thư viện ảnh
unnamed.jpg Hàng cây nông dân ơn Bác của Hội Nông dân phường Nghi Thủy,... Hàng cây Nông dân ơn Bác xã Hưng Lộc, thành phố Vinh Hàng cây nông dân ơn Bác của Hội Nông dân xã Châu Nhân,... xd2-17.jpg
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay9,059
  • Tháng hiện tại325,995
  • Tổng lượt truy cập7,795,448
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây