Cách phân biệt “nguyên quán” và “quê quán” dễ hiểu nhất

Thứ ba - 01/10/2019 22:55
Nguyên quán và quê quán thường xuất hiện trong các loại giấy tờ như: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân…Tuy nhiên, phân biệt nguyên quán và quên quán thế nào thì không phải ai cũng biết.
Sau đây là cách dễ nhất để phân biệt 2 khái niệm này:  
  Định nghĩa Căn cứ
Nguyên quán Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh.
Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại.
Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.
Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại
điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA
Quê quán Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014

Như vậy, quê quán và nguyên quán đều được hiểu là “quê”, chỉ nguồn gốc, xuất xứ của công dân. Tuy nhiên, quê quán và nguyên quán không giống nhau hoàn toàn.
Hiểu một cách đơn giản nhất: Nguyên quán là quê của một người được xác định căn cứ theo nguồn gốc  xuất xứ (nơi sinh) của ông bà nội hoặc ông bà ngoại.
Còn quê quán là quê của một người được xác định căn cứ theo nguồn gốc xuất xứ của cha mẹ.


 

ST

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập143
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm138
  • Hôm nay22,162
  • Tháng hiện tại473,323
  • Tổng lượt truy cập15,614,205
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây