Chủ trại "khủng" tiết lộ cách chống dịch tả lợn châu Phi

Thứ ba - 05/05/2020 21:38
Việc tái bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi ở một số tỉnh cộng với giá heo giống quá cao, khiến người nuôi lợn gặp khó khăn trong việc tái đàn, tăng đàn.

Báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố, trong thời gian qua bệnh DTLCP tiếp tục xảy ra tại một số địa phương; trong đó có hiện tượng bệnh DTLCP tái phát một hoặc nhiều lần tại các xã đã qua 30 ngày của nhiều tỉnh, thành phố (như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Nam...).

Theo nhận định của Bộ NNPTNT, nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao, đặc biệt trong điều kiện nuôi tái đàn lợn, tăng đàn lợn ngày càng gia tăng do giá lợn hơi đang rất hấp dẫn, việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn hạn chế ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Kạn, tính đến ngày 26/4, trên địa bàn tỉnh đã có 7 xã thuộc 5 huyện bị tái xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi. Ngoài nỗi lo dịch bệnh, việc tái đàn của người chăn nuôi hiện nay cũng rất khó khăn do giá lợn giống rất cao, lên tới gần 200.000 đồng/kg, khiến nhiều hộ dân không đủ khả năng mua con giống.

Thứ nữa, giá con giống cao nhưng lại thiếu nên muốn mua cũng không dễ. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Kạn, lợn giống được nhập về lên tới hàng chục ngàn con, còn đàn nái địa phương khoảng 10.800 con. Điểm yếu của nái địa phương là tỷ lệ đẻ thấp, chỉ đạt 14 con/năm, vì vậy Bắc Kạn vẫn đang thiếu khoảng 40.000 đến 50.000 con giống/năm.

 

gia heo hoi hom nay 6/5: dung gia, chu trai 'khung' tiet lo cach chong dich ta lon chau phi hinh anh 2

Lợn trước khi xuất bán phải qua kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm an toàn dịch bệnh. 

Để phòng chống hiệu quả dịch tả heo châu Phi, nhiều chủ trang trại lớn, có quy mô chăn nuôi "khủng" cho biết họ phải tuân thủ  tuyệt đối nguyên tắc "nội bất xuất, ngoại bất nhập". 

Ông Võ Bá Cang, chủ hệ thống trang trại heo Vĩnh Tân (Dầu Tiếng, Bình Dương) cho biết, với 5 trang trại heo, ông đang duy trì tổng đàn 2.900 con heo nái, 42.000 con heo thịt. Tại các trại nuôi của mình, ông Cang không chỉ làm trại kín mà còn đầu tư hệ thống nhà lưới để chống chim chóc, côn trùng, chuột bọ.

Các phương tiện vận chuyển heo phải sát trùng nhiều lần mới được vào trại. Xe chở cám cũng phải được sát khuẩn từ cách xa trại 3km. Việc quản lý con người cũng nghiêm ngặt không kém. Trước đây, nhân công vào trại chỉ phải cách ly 2 ngày, nay tăng lên 16 ngày. Trong đó có 14 ngày nhân công phải cách ly vì dịch Covid-19. 

Còn ông Phạm Văn Cảnh - Giám đốc HTX Chăn nuôi Hợp Lực (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thì cho biết, thực tế cho thấy cách li và vôi bột đang là 2 "phương thuốc" hiệu quả nhất đối với việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Theo đó vôi bột được ông rải trắng xoá khắp chuồng trại, lối đi và khu vực xung quanh trang trại rộng hơn 7ha. 

Từ khâu thức ăn đầu vào, xe vận chuyển cám, xe chở lợn hay công nhân ra vào trại đều phải tuân thủ các công đoạn khử trùng. Riêng thức ăn, ôgn Cảnh chỉ mua của hãng sản xuất lớn, cập nhật ngày sản xuất, yêu cầu lô hàng không quá 10 ngày để đảm bảo thức ăn luôn mới, thơm ngon. Đối với công nhân làm việc trong trại, ông Cảnh phân làm các khu vực riêng. Cụ thể, công nhân lợn nái chỉ chuyên sâu lợn nái, công nhân chăm sóc lợn sữa, lợn thịt cũng có bộ phận phụ trách riêng. 

"Khi xuất bán lợn, chỉ có công nhân chuồng lợn thịt chịu trách nhiệm xuất bán, các khâu khác không tham gia. Tôi còn thuê 1 mảnh đất bên ngoài trại để chuyển lợn ra ngoài trại, sau đó xe của thương lái đến mua chỉ xem lợn bên ngoài. Để hạn chế tối đa tiếp xúc, chúng tôi cũng không bán lợn cho khách hàng nhỏ lẻ, chỉ bán cho xe lớn từ 50 con trở lên. Khi đến bắt lợn phải báo trước để khử trùng 2 lần", ông Cảnh cho biết. 

"Nhờ áp dụng chặt chẽ, nghiêm túc các quy định “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, đồng thời tiêm phòng vaccine đầy đủ cho lợn nên 16 năm nay, trang trại lợn của tôi chưa từng bị dịch bệnh. Giá lợn hơi tại Hà Tĩnh hiện nay đang khoảng 88.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí tôi thu lãi bình quân từ 3-3,5 triệu đồng/con lợn", ông Cảnh chia sẻ thêm. 

Thiên Hương

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin đọc nhiều
Thư viện ảnh
unnamed.jpg Hàng cây nông dân ơn Bác của Hội Nông dân phường Nghi Thủy,... Hàng cây Nông dân ơn Bác xã Hưng Lộc, thành phố Vinh Hàng cây nông dân ơn Bác của Hội Nông dân xã Châu Nhân,... xd2-17.jpg
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay10,762
  • Tháng hiện tại313,219
  • Tổng lượt truy cập7,782,672
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây