Ý nghĩa của việc gửi tiết kiệm thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn

Thứ năm - 19/09/2019 23:08
Trong những năm gần đây, hình thức gửi tiền tiết kiệm thông qua tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK & VV) đã được đông đảo Hộ nghèo và đối tượng Chính sách xã hội khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An đón nhận và tham gia tích cực, công tác tuyên truyền vận động gửi tiết kiệm luôn được Hội Nông dân các cấp quan tâm đẩy mạnh bằng những hình thức đa dạng, phong phú đã giúp hội viên, nông dân nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc gửi tiết kiệm thông qua tổ.

Tổ TK%VV thôn 3, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, thuộc Hội Nông dân quản lý, do chị Đặng Thị Nguyên làm Tổ trưởng, là điển hình trong rất nhiều tổ TK & VV tiêu biểu trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn toàn tỉnh. Trong suốt 15 năm làm tổ trưởng, điều mà chị Nguyên luôn trăn trở là làm thế nào để vận động các thành viên trong tổ tự nguyện tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng.
Trong những năm gần đây, hình thức gửi tiền tiết kiệm thông qua tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK & VV) đã được đông đảo Hộ nghèo và đối tượng Chính sách xã hội khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An đón nhận và tham gia tích cực, công tác tuyên truyền vận động gửi tiết kiệm luôn được Hội Nông dân các cấp quan tâm đẩy mạnh bằng những hình thức đa dạng, phong phú đã giúp hội viên, nông dân nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc gửi tiết kiệm thông qua tổ.

Tổ TK%VV thôn 3, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, thuộc Hội Nông dân quản lý, do chị Đặng Thị Nguyên làm Tổ trưởng, là điển hình trong rất nhiều tổ TK & VV tiêu biểu trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn toàn tỉnh. Trong suốt 15 năm làm tổ trưởng, điều mà chị Nguyên luôn trăn trở là làm thế nào để vận động các thành viên trong tổ tự nguyện tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng.
Từ sự trăn trở đó cộng với tấm lòng nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc, chị đã tìm hiểu, vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền, tìm mọi giải pháp để làm thay đổi những nhận thức lệch lạc của các tổ viên, rồi thông qua các buổi sinh hoạt tổ TK & VV, chị còn đến nhà từng thành viên, gặp trực tiếp để trao đổi, chia sẻ, giải thích để cho họ thấy rằng: Người được hưởng lợi đầu tiên từ hoạt động này chính là người tham gia gửi tiết kiệm, vì số tiền gửi tiết kiệm tích lũy được sẽ giúp họ thanh toán các khoản tiền lãi, tiền gốc làm giảm bớt gánh nặng khi đến hạn trả nợ từ đó giảm được nguy cơ nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh; đồng thời, giúp họ có những khoản dự phòng rủi ro như ốm đau, hoặc để tích lũy tài sản dành cho những chi tiêu lớn hơn hoặc bất thường, góp phần giảm tình trạng tham gia hụi họ, tín dụng đen không an toàn. Không những thế hàng tháng họ còn được nhận thêm một khoản tiền lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn từ số tiền gửi tiết kiệm của mình.Trong khi đó, họ không mất một khoản chi phí dịch vụ nào từ hoạt động này, Ngân hàng CSXH cũng không yêu cầu bất kỳ số dư tối thiểu đối với người gửi. Hơn nữa, dịch vụ này rất tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại vì thực hiện ngay gần nơi ở của các tổ viên tổ TK & VV, nhất là đối với những vùng miền núi như huyện Quế Phong, địa bàn đi lại khó khăn, thay vì phải mất một khoảng thời gian dài để đến điểm giao dịch thì các thành viên trong tổ có thể đến nhà tổ trường bất cứ lúc nào thuận tiện cho họ, có thể là buổi tối hoặc trong giờ nghỉ trưa. Nếu trường hợp nào chưa rõ và tin tưởng Tổ trưởng thì có thể đến Điểm giao dịch xã và kiểm tra thông tin để tránh gian lận của Tổ trưởng.
Chính nhờ sự nỗ lực, tận tâm trong công tác tuyên truyền, vận động mà chị Nguyên đã thuyết phục được các thành viên trong tổ của chị, giúp họ thấy được lợi ích, ý nghĩa của việc gửi tiết kiệm, từ đó họ tích cực tham gia gửi tiết kiệm, thay vì ở mức 20.000 - 30.000 đồng/hộ/tháng như trước đây thì bây giờ mức gửi tối thiểu là 100.000 đồng/hộ/tháng, có những hộ gửi lên đến 1.000.000 đồng/tháng như hộ anh Cao Quốc Cường, hộ anh Hoàng Đệ Huynh, hộ chị Lương Thị Xuân, hộ anh Phạm Văn Thọ, hộ anh Nguyễn Văn Dũng…
Hình thức gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho từng cá nhân trực tiếp tham gia mà con mang lại lợi ích cho toàn xã hội vì từ số tiền gửi tiết kiệm của các tổ viên sẽ giúp mở rộng nguồn vốn huy động tạo điều kiện cho thêm nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, mang lại giá trị nhân văn sâu sắc.
Sự phối hợp hiệu quả giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác trong thời gian qua đã tạo sức lan tỏa rộng rãi trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm, tính đến ngày 31/8/2019, tổng số dư tiền gửi tiết kiệm do Hội Nông dân tỉnh quản lý 122,084 tỷ đồng, với 74.296 tổ viên tham gia, hình thức này đã giúp người dân hình thành nên thói quen tiết kiệm mỗi ngày nhằm “tích tiểu thành đại”, tích góp những thứ nhỏ bé để tạo thành một giá trị to lớn hơn trong tương lai.
Trong thời gian tới, Hội Nông dân các cấp cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi mới, nhất là vận động gửi tiền tiết kiệm của hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác qua tổ; nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động tín dụng; nhân rộng các gương tập thế, cá nhân điển hình trong hoạt động ủy thác, ủy nhiệm; đồng thời, phối hợp với Ngân hàng CSXH tổ chức tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm, năng lực cán bộ Hội, Ban Quản lý tổ TK & VV nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
chi dang thi nguyen to truong to tk vv thon 3 xa tien phong huyen que phong den nha to vien de van dong gui tiet kiem
Chị Đặng Thị Nguyên - Tổ trưởng tổ TK & VV thôn 3, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong đến nhà tổ viên để vận động gửi tiết kiệm

Từ sự trăn trở đó cộng với tấm lòng nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc, chị đã tìm hiểu, vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền, tìm mọi giải pháp để làm thay đổi những nhận thức lệch lạc của các tổ viên, rồi thông qua các buổi sinh hoạt tổ TK & VV, chị còn đến nhà từng thành viên, gặp trực tiếp để trao đổi, chia sẻ, giải thích để cho họ thấy rằng: Người được hưởng lợi đầu tiên từ hoạt động này chính là người tham gia gửi tiết kiệm, vì số tiền gửi tiết kiệm tích lũy được sẽ giúp họ thanh toán các khoản tiền lãi, tiền gốc làm giảm bớt gánh nặng khi đến hạn trả nợ từ đó giảm được nguy cơ nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh; đồng thời, giúp họ có những khoản dự phòng rủi ro như ốm đau, hoặc để tích lũy tài sản dành cho những chi tiêu lớn hơn hoặc bất thường, góp phần giảm tình trạng tham gia hụi họ, tín dụng đen không an toàn. Không những thế hàng tháng họ còn được nhận thêm một khoản tiền lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn từ số tiền gửi tiết kiệm của mình.Trong khi đó, họ không mất một khoản chi phí dịch vụ nào từ hoạt động này, Ngân hàng CSXH cũng không yêu cầu bất kỳ số dư tối thiểu đối với người gửi. Hơn nữa, dịch vụ này rất tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại vì thực hiện ngay gần nơi ở của các tổ viên tổ TK & VV, nhất là đối với những vùng miền núi như huyện Quế Phong, địa bàn đi lại khó khăn, thay vì phải mất một khoảng thời gian dài để đến điểm giao dịch thì các thành viên trong tổ có thể đến nhà tổ trường bất cứ lúc nào thuận tiện cho họ, có thể là buổi tối hoặc trong giờ nghỉ trưa. Nếu trường hợp nào chưa rõ và tin tưởng Tổ trưởng thì có thể đến Điểm giao dịch xã và kiểm tra thông tin để tránh gian lận của Tổ trưởng.
Chính nhờ sự nỗ lực, tận tâm trong công tác tuyên truyền, vận động mà chị Nguyên đã thuyết phục được các thành viên trong tổ của chị, giúp họ thấy được lợi ích, ý nghĩa của việc gửi tiết kiệm, từ đó họ tích cực tham gia gửi tiết kiệm, thay vì ở mức 20.000 - 30.000 đồng/hộ/tháng như trước đây thì bây giờ mức gửi tối thiểu là 100.000 đồng/hộ/tháng, có những hộ gửi lên đến 1.000.000 đồng/tháng như hộ anh Cao Quốc Cường, hộ anh Hoàng Đệ Huynh, hộ chị Lương Thị Xuân, hộ anh Phạm Văn Thọ, hộ anh Nguyễn Văn Dũng…
Hình thức gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho từng cá nhân trực tiếp tham gia mà con mang lại lợi ích cho toàn xã hội vì từ số tiền gửi tiết kiệm của các tổ viên sẽ giúp mở rộng nguồn vốn huy động tạo điều kiện cho thêm nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, mang lại giá trị nhân văn sâu sắc.
Sự phối hợp hiệu quả giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác trong thời gian qua đã tạo sức lan tỏa rộng rãi trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm, tính đến ngày 31/8/2019, tổng số dư tiền gửi tiết kiệm do Hội Nông dân tỉnh quản lý 122,084 tỷ đồng, với 74.296 tổ viên tham gia, hình thức này đã giúp người dân hình thành nên thói quen tiết kiệm mỗi ngày nhằm “tích tiểu thành đại”, tích góp những thứ nhỏ bé để tạo thành một giá trị to lớn hơn trong tương lai.
Trong thời gian tới, Hội Nông dân các cấp cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi mới, nhất là vận động gửi tiền tiết kiệm của hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác qua tổ; nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động tín dụng; nhân rộng các gương tập thế, cá nhân điển hình trong hoạt động ủy thác, ủy nhiệm; đồng thời, phối hợp với Ngân hàng CSXH tổ chức tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm, năng lực cán bộ Hội, Ban Quản lý tổ TK & VV nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
 

Trần Thị Thu Hằng-Ban Điều hành QHTND tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm39
  • Hôm nay14,479
  • Tháng hiện tại317,772
  • Tổng lượt truy cập7,787,225
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây