Một số việc đầu vụ cần làm cho sản xuất lúa vụ Hè thu, Mùa 2024

Thứ tư - 24/04/2024 05:01
(Hội NDNA) - Để sản xuất vụ Hè thu, Mùa 2024 đạt kết quả cao nhất các địa phương và bà con nông dân cần chú ý thực hiện tốt một số đầu vụ sau:
1. Đánh giá nguồn nước tưới
Trên cơ sở dự báo thời tiết của Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ; Dự báo nguồn nước của Chi cục Thủy lợi,...Các địa phương rà soát đánh giá cụ thể nguồn nước hiện có tại địa phương (sông, suối, hồ, đập, ao, khe, nước trong ruộng lúa vụ Xuân,...hệ thống kênh mương, máy bơm nước,...) để xây dựng kịch bản, phương án sử dụng nước cụ thể, hợp lý cho cả vụ. Riêng với nước hiện có trên ruộng lúa xuân tốt nhất không tháo cạn để gặt mà giữ lại để gieo cấy lúa Hè thu.
 
untitled 5
UBND Tỉnh, Sở NN&PTNT triển khai đề án sản xuất vụ Hè thu, mùa 2024
2. Xây dựng đề án, kế hoạch sản xuất
Căn cứ đề án sản xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT, tình hình thực tế của địa phương mình xây dựng kế hoạch, đề án sản xuất sát với từng vùng, từng xã trên địa bàn để tổ chức chỉ đạo, thực hiện với phương châm ‘sản xuất an toàn, hiệu quả’, ‘nhanh, gọn, sớm’. Khép kín từng vùng theo khả năng tưới (vùng chạy lụt làm trước để thu hoạch trước 30/8, Hè thu thâm canh vùng xa nguồn nước làm trước cuốn chiếu đến vùng gần,...). Chủ động không sản xuất ở diện tích bị ngập lụt, không có khả năng tưới, kém hiệu quả và có thể chuyển đổi sang trồng cây khác như Ngô thu – đông,...

3. Chuẩn bị vật tư
- Các địa phương sớm xây dựng, ban hành kế hoạch - đề án sản xuất và tổ chức triển khai đến khối - xóm, phổ biến, tuyên truyền cho bà con nông dân biết để chuẩn bị đủ về chủng loại giống, phân bón, thuốc BVTV, máy làm đất, máy cấy,...Để kịp thời triển khai gieo cấy theo lịch thời vụ và kế hoạch sản xuất đã ban hành.

4. Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân chuẩn bị gieo cấy
- Đặc điểm vụ Hè thu là tiến hành gieo cấy ngay sau khi thu hoạch lúa vụ Xuân vì vậy thời gian rất gấp, ngắn nên không có thời gian để làm đất phơi ải hay ngâm dầm do đó khi thu hoạch lúa xuân xong cần thu gom hết rơm, kiểm tra bờ ruộng để tu bổ bảo đảm giữ nước, làm sạch cỏ bờ,...tiến hành cày dập ngay, kết hợp bón phân chuồng hoai mục, vôi bột để tăng khả phân hủy xác hữu cơ ‘gốc rạ’ hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ sau khi gieo cấy. Bón lót đủ lượng phân N-P-K theo quy trình trước khi làm đất lần cuối rồi gieo cấy.

- Chuẩn bị quỹ đất làm mạ ‘làm mạ tập trung hoặc tại ruộng cấy’ tùy vào điều kiện từng địa phương (đối với làm mạ tại ruộng sẽ tiến hành thu hoạch một ít lúa Xuân khi Lúa chín trên 70%). Làm mạ phải rào che chắn nilon bảo vệ chuột gây hại.
 
untitled 2
Diệt chuột trước mùa gieo cấy
5. Phòng trừ dịch hại
Đầu vụ Hè thu, mùa có một số đối tượng dịch hại cần chú ý phòng trừ đó là:
- Đối với chuột: Thời điểm dễ thực hiện, cho hiệu quả cao hạn chế nguồn chuột phá hại ngay từ đầu vụ và cho cả vụ tốt nhất là giai đoạn trước lúc vào gieo cấy và khi mới gieo cấy bằng các hình thức như: Đào bắt, Bẫy, dùng thuốc sinh học – hóa học,…Do đặc điểm của Chuột có thể di chuyển ruộng, sinh sản nhanh, cư trú khắp nơi,…nên việc diệt chuột chỉ cho hiệu quả cao khi tiến hành đồng loạt, diện rộng, có trọng tâm nhất là ở các khu vực như: cồn vệ, bờ mương, nghĩa trang, nghĩa địa, gia trại, trang trại, gần làng, gần núi,…

- Đối với OBV: Thường gây thiệt hại lớn ở thời kỳ lúa còn non mới gieo cấy vì vậy diệt OBV tốt nhất cũng là trước lúa vào gieo cấy và khi lúa còn non bằng cách thu gom ổ trứng, con ốc về xử lý (chôn lấp, làm thức ăn gia súc,…). Thời kỳ mới gieo cấy nếu có mật độ lớn có thể sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ (tuy nhiên nên hạn chế) tránh ảnh hưởng đến môi trường. Có thể dùng cọc tre, nứa, cây,…cắm ở mương, góc ruộng cho ốc đẻ trứng để thu gom hoặc dùng các sản phẩm nông nghiệp như lá khoai lang, đu đủ, bì xơ mít,…thả vào góc ruộng, mương để ốc tập trung tới ăn rồi thu gom,…
    
- Ngoài ra phải thường xuyên kiểm tra đồng ruộng ngay khi mới gieo, cấy để phòng trừ kịp thời các đối tượng như: Sâu keo, Bọ trĩ, Tuyến Trùng rễ, sâu cuốn lá đầu vụ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
- Phòng trừ cỏ dại bằng tay hoặc dùng thuốc Hóa học trừ cỏ cho ruộng gieo, ruộng cấy./.

Nguyễn Đình Hương

(Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập208
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm203
  • Hôm nay33,683
  • Tháng hiện tại692,628
  • Tổng lượt truy cập16,567,218
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây