NÔNG NGHIỆP THỊNH VƯỢNG
NÔNG DÂN GIÀU CÓ
NÔNG THÔN VĂN MINH HIỆN ĐẠI
Hội Nông dân tỉnh Nghệ An
Cổng thông tin điện tử
Hội Nông dân tỉnh Nghệ An
Nghĩa Đàn: Mô hình vườn chuẩn nông thôn mới nâng cao thu nhập cho nông dân
Thứ năm - 21/10/2021 06:281.6960
(Hội NDNA) - Phát triển kinh tế vườn chính là giải pháp quan trọng nhằm trực tiếp nâng cao chất lượng đời sống vật chất và giá trị hưởng thụ tinh thần của người dân nông thôn. Đồng thời góp phần đa dạng hóa thu nhập, hoàn thiện thêm tiêu chí thu nhập trong xây dựng Nông thôn mới.
Với diện tích gần 3.400 ha đất vườn hộ, chủ yếu là đất đỏ bazan, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ăn quả và chăn nuôi với quy mô lớn trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn. Thế nhưng, trong những năm qua kinh tế vườn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, đầu tư của nông dân còn thấp, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, lựa chọn cây trồng thiếu tính chiến lược, trồng quá nhiều loại cây trong một vườn tạo nên vườn tạp, các yếu tố về quy hoạch, năng suất, chất lượng của các loại cây trồng, hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập thiếu ổn định, bộ mặt nông thôn mới chưa thực sự khởi sắc.
Xuất phát từ thực tế và yêu cầu đặt ra như vậy, năm 2020 Hội Nông dân huyện Nghĩa Đàn đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương cho chủ trương về việc đầu tư xây dựng mô hình vườn chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện, ngày 01/4/2020 UBND huyện đã ban hành Quyết định số: 1046/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án xây dựng mô hình vườn chuẩn nông thôn mới, Hội Nông dân huyện được giao chủ trì triển khai thực hiện Đề án; Phòng Nông nghiệp & PTNT phối hợp với Hội Nông dân huyện hướng dẫn thực hiện Đề án, xây dựng 26 mô hình vườn chuẩn nông thôn mới tại 22 xã trên địa bàn huyện. Định mức hỗ trợ tối đa là 40 triệu đồng/vườn chuẩn có diện tích tối thiểu 500m2, các nội dung được hỗ trợ gồmchi phí mua cây giống; vật tư, phân bón; làm cổng; hàng rào xanh; hệ thống tưới tiết kiệm nước; đường nội vườn…
Đến nay sau 1 năm thực hiện, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các cấp Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở, diện mạo các vườn hộ đã hoàn toàn thay đổi, vườn đã ra vườn, không còn hỗn tạp, nông dân đã mạnh dạn trong đầu tư xây dựng mô hình, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, các loại giống cây, con mới có năng suất cao được lựa chọn để thực hiện, mỗi vườn hộ được thiết kế trên cơ sở diện tích sẵn có và thực hiện đúng theo bản vẽ quy hoạch, đảm bảo hài hòa giữa cảnh quan, môi trường và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Điển hình trong số đó là vườn của anh Nguyễn Thanh Đồng, xóm Bình Long, xã Nghĩa Hưng, với diện tích 6.000m2, vốn dĩ là hộ nghèo của xã, với ý chí quyết tâm của anh và gia đình, cộng thêm vào đó là có sự hướng dẫn và đồng hành sát sao của các cấp Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở đã tiếp thêm động lực cho anh để mạnh dạn đăng ký xây dựng mô hình vườn chuẩn, với số tiền 40 triệu đồng được huyện hỗ trợ, anh đã vay mượn thêm, để đầu tư, cải tạo, quy hoạch lại mảnh vườn của gia đình với cây trồng chính là cây ổi; quy hoạch khu vực trồng vườn rau sạch; chăn nuôi trâu, gia cầm; đầu tư hệ thống nước tưới tự động và xây dựng hệ thống đường nội vườn bằng bê tông để thuận tiện đi lại chăm sóc. Từ một mảnh vườn tạp với đủ các loại cây, hiệu quả kinh tế thấp, đến nay mảnh vườn của gia đình anh được thực hiện theo đúng bản vẽ quy hoạch, hiệu quả kinh tế bước đầu thu nhập từ vườn ổi, chăn nuôi gia súc, gia cầm, rau màu khoảng từ 120-130 triệu đồng/năm.
Hay như một số vườn tiêu biểu trên địa bàn huyện bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như vườn của ông Trần Đạo Dũng xóm Sơn Mộng, xã Nghĩa Hiếu, với cây trồng chủ lực là cây bưởi, cây na và chăn nuôi gia súc, gia cầm, ao nuôi cá; anh Lương Quang Yên, xóm Xuân Tầm, Nghĩa Thành cây trồng chủ lực là cây bưởi; anh Phan Đình Ngọc, xóm Hồng An, xã Nghĩa Hồng trồng na, ổi, vú sữa, ớt tiêu…cho thu nhập từ 130-150 triệu đồng/hộ/năm. Đến tháng 8 năm 2021, 26 vườn hộ trên địa bàn huyện được Ủy ban nhân dân huyện công nhận đạt tiêu chuẩn vườn chuẩn nông thôn mới.
Việc xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn năm 2020 đã giúp nông dân cải tạo vườn tạp, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật, giống cây, con năng suất vào vườn hộ, nâng cao thu nhập cho người dân từ kinh tế vườn hộ, tạo công ăn việc làm, tạo cảnh quan môi trường nông thôn, nâng cao tiêu chí của nông thôn mới, được đông đảo cán bộ, nhân dân, nhất là hội viên nông dân đồng tình hưởng ứng, tạo được sức lan tỏa rộng lớn trong nông dân trên địa bàn huyện.
Nhận thấy hiệu quả từ việc xây dựng mô hình vườn chuẩn, năm 2021, Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ xây dựng vườn chuẩn và xây dựng nông thôn mới; trong đó, hỗ trợ 22 hộ xây dựng vườn chuẩn. Định mức hỗ trợ 20 triệu đồng/vườn cho hộ gia đình có vườn đạt chuẩn nông thôn mới.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, còn một số vườn hộ chưa xác định được cây trồng chủ lực, trong vườn còn có 2 - 3 loại cây trồng, đa số còn thực hiện chạy theo thị trường, dẫn đến đầu ra khó tiêu thụ; các sản phẩm từ vườn chưa tạo được thương hiệu riêng của địa phương, chưa xây dựng được vùng sản xuất hàng hóa…
Bài học kinh nghiệm rút ra từ sau 1 năm triển khai xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới đó là chính quyền, các ngành liên quan có định hướng, quy hoạch cây trồng chính, vật nuôi chính, quy hoạch vùng tập trung để có lượng sản phẩm hàng hóa lớn có thương hiệu gắn với chương trình OCOP. Có cơ chế, chính sách và kết nối với các địa phương trong tỉnh, trong nước để tiêu thụ đầu ra sản phẩm cho bà con nông dân trên địa bàn, kêu gọi doanh nghiệp hợp đồng ký kết theo chuỗi từ sản xuất, đầu vào, chế biến cho đến tiêu thụ, góp phần xây dựng Nghĩa Đàn thành huyện nông thôn mới, từng bước trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Nghệ An. Với diện tích gần 3.400 ha đất vườn hộ, chủ yếu là đất đỏ bazan, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ăn quả và chăn nuôi với quy mô lớn trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn. Thế nhưng, trong những năm qua kinh tế vườn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, đầu tư của nông dân còn thấp, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, lựa chọn cây trồng thiếu tính chiến lược, trồng quá nhiều loại cây trong một vườn tạo nên vườn tạp, các yếu tố về quy hoạch, năng suất, chất lượng của các loại cây trồng, hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập thiếu ổn định, bộ mặt nông thôn mới chưa thực sự khởi sắc.
Xuất phát từ thực tế và yêu cầu đặt ra như vậy, năm 2020 Hội Nông dân huyện Nghĩa Đàn đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương cho chủ trương về việc đầu tư xây dựng mô hình vườn chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện, ngày 01/4/2020 UBND huyện đã ban hành Quyết định số: 1046/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án xây dựng mô hình vườn chuẩn nông thôn mới, Hội Nông dân huyện được giao chủ trì triển khai thực hiện Đề án;Phòng Nông nghiệp &PTNT phối hợp với Hội Nông dân huyện hướng dẫn thực hiện Đề án, xây dựng 26 mô hình vườn chuẩn nông thôn mới tại 22 xã trên địa bàn huyện.Định mức hỗ trợ tối đa là 40 triệu đồng/vườn chuẩn có diện tích tối thiểu 500m2, các nội dung được hỗ trợ gồmchi phí mua cây giống; vật tư, phân bón; làm cổng; hàng rào xanh; hệ thống tưới tiết kiệm nước; đường nội vườn…
Đến nay sau 1 năm thực hiện, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các cấp Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở, diện mạo các vườn hộ đã hoàn toàn thay đổi, vườn đã ra vườn, không còn hỗn tạp, nông dân đã mạnh dạn trong đầu tư xây dựng mô hình, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, các loại giống cây, con mới có năng suất cao được lựa chọn để thực hiện, mỗi vườn hộ được thiết kế trên cơ sở diện tích sẵn có và thực hiện đúng theo bản vẽ quy hoạch, đảm bảo hài hòa giữa cảnh quan, môi trường và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Điển hình trong số đó là vườn của anh Nguyễn Thanh Đồng, xóm Bình Long, xã Nghĩa Hưng, với diện tích 6.000m2, vốn dĩ là hộ nghèo của xã, với ý chí quyết tâm của anh và gia đình, cộng thêm vào đó là có sự hướng dẫn và đồng hành sát sao của các cấp Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở đã tiếp thêm động lực cho anh để mạnh dạn đăng ký xây dựng mô hình vườn chuẩn, với số tiền 40 triệu đồng được huyện hỗ trợ, anh đã vay mượn thêm, để đầu tư, cải tạo, quy hoạch lại mảnh vườn của gia đình với cây trồng chính là cây ổi; quy hoạch khu vực trồng vườn rau sạch; chăn nuôi trâu, gia cầm; đầu tư hệ thống nước tưới tự động và xây dựng hệ thống đường nội vườn bằng bê tông để thuận tiện đi lại chăm sóc. Từ một mảnh vườn tạp với đủ các loại cây, hiệu quả kinh tế thấp, đến nay mảnh vườn của gia đình anh được thực hiện theo đúng bản vẽ quy hoạch, hiệu quả kinh tế bước đầu thu nhập từ vườn ổi, chăn nuôi gia súc, gia cầm, rau màu khoảng từ 120-130 triệu đồng/năm.
Hay như một số vườn tiêu biểu trên địa bàn huyện bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như vườn của ông Trần Đạo Dũng xóm Sơn Mộng, xã Nghĩa Hiếu, với cây trồng chủ lực là cây bưởi, cây na và chăn nuôi gia súc, gia cầm, ao nuôi cá; anh Lương Quang Yên, xóm Xuân Tầm, Nghĩa Thành cây trồng chủ lực là cây bưởi; anh Phan Đình Ngọc, xóm Hồng An, xã Nghĩa Hồng trồng na, ổi, vú sữa, ớt tiêu…cho thu nhập từ 130-150 triệu đồng/hộ/năm. Đến tháng 8 năm 2021, 26 vườn hộ trên địa bàn huyện được Ủy ban nhân dân huyện công nhận đạt tiêu chuẩn vườn chuẩn nông thôn mới.
Việc xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn năm 2020 đã giúp nông dân cải tạo vườn tạp, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật, giống cây, con năng suất vào vườn hộ, nâng cao thu nhập cho người dân từ kinh tế vườn hộ, tạo công ăn việc làm, tạo cảnh quan môi trường nông thôn, nâng cao tiêu chí của nông thôn mới, được đông đảo cán bộ, nhân dân, nhất là hội viên nông dân đồng tình hưởng ứng, tạo được sức lan tỏa rộng lớn trong nông dân trên địa bàn huyện.
Nhận thấy hiệu quả từ việc xây dựng mô hình vườn chuẩn, năm 2021, Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ xây dựng vườn chuẩn và xây dựng nông thôn mới; trong đó, hỗ trợ 22 hộ xây dựng vườn chuẩn. Định mức hỗ trợ 20 triệu đồng/vườn cho hộ gia đình có vườn đạt chuẩn nông thôn mới.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, còn một số vườn hộ chưa xác định được cây trồng chủ lực, trong vườn còn có 2 - 3 loại cây trồng, đa số còn thực hiện chạy theo thị trường, dẫn đến đầu ra khó tiêu thụ; các sản phẩm từ vườn chưa tạo được thương hiệu riêng của địa phương, chưa xây dựng được vùng sản xuất hàng hóa…
Bài học kinh nghiệm rút ra từ sau 1 năm triển khai xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới đó là chính quyền, các ngành liên quan có định hướng, quy hoạch cây trồng chính, vật nuôi chính, quy hoạch vùng tập trung để có lượng sản phẩm hàng hóa lớn có thương hiệu gắn với chương trình OCOP. Có cơ chế, chính sách và kết nối với các địa phương trong tỉnh, trong nước để tiêu thụ đầu ra sản phẩm cho bà con nông dân trên địa bàn, kêu gọi doanh nghiệp hợp đồng ký kết theo chuỗi từ sản xuất, đầu vào, chế biến cho đến tiêu thụ, góp phần xây dựng Nghĩa Đàn thành huyện nông thôn mới, từng bước trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Nghệ An.