Hội Nông dân huyện Quỳ Hợp: Giám sát việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thứ tư - 13/11/2024 20:58
(Hội NDNA) - Sáng ngày 04/11, đoàn giám sát của BTV Hội Nông dân huyện Quỳ Hợp phối hợp với các đơn vị liên quan do Đ/c Vi Văn Quý - HUV, Chủ tịch Hội Nông dân huyện làm trưởng đoàn tổ chức giám sát việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022–2025 tại xã Hạ Sơn.
Hạ Sơn là một xã vùng sâu, nằm cách trung tâm huyện Quỳ Hợp 22 km, có tổng diện tích tự nhiên là 4.333,39 ha. Toàn xã có 7 xóm gồm 1.104 hộ dân với 4.700 nhân khẩu, chủ yếu là 3 dân tộc Thổ, dân tộc Kinh và Thái cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thổ chiếm 90% dân số. Tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2024 là 19%.

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn xã là 2.898 ha với 80% dân số sản xuất nông nghiệp. Tổng đàn gia súc trên địa bàn xã là 5.152 con, các loại cây trồng chủ yếu là cây mía (1.250ha); cây cam, quýt (7ha); cây lúa (61,77 ha) và một số diện tích các loại cây trồng khác như ngô, lạc, đậu, sắn và cây trồng lâu năm... Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp 09 tháng đầu năm 2023 là 56.863.000.00 đồng; tổng sản lượng cây lương thực có hạt là 2.117,36 tấn.
 
untitled
Quang cảnh buổi làm việc
Trước khi có Nghị Quyết số 18/2021/NQ-HĐND tỉnh các chính sách nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu được hỗ trợ theo hình thức nhỏ lẽ, chưa tập trung, đối tượng áp dụng chủ yếu vào các tổ chức, chưa sát thực với tình hình thực tế của từng địa phương và người dân gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện. Sau khi có Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND Tỉnh thì đây là một trong những chủ trương đúng đắn về phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng miền núi. Những chính sách được triển khai trong Nghị quyết phù hợp với tình hình đặc điểm, lợi thế sản xuất thực tế trên địa bàn xã nhà; việc triển khai chính sách đã hỗ trợ, giúp đỡ người nông dân trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, khuyến khích việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, từ đó thay đổi bộ mặt nông thôn do đó quá trình triển khai thực hiện nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhiều người dân. Cụ thể đã khuyến khích người dân trên địa bàn xã mở rộng diện tích mía từ 900 ha năm 2021 lên 1.250 ha năm 2024, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ  26,05% ( năm 2021) xuống còn 19% ( năm 2024), mặt khác góp phần làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn ( từ năm 2022 – 2024 trên địa bàn không xẩy ra các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm).

Về chính sách hỗ trợ phát triển trồng trọt (hỗ trợ về cây mía) trên địa bàn năm 2023 đạt tổng kinh phí hỗ trợ là 678.420.000đ (418 hộ được hỗ trợ trồng giống mía mới với tổng diện tích 339,21 ha). Năm 2024 đạt tổng kinh phí hỗ trợ là 493.800.000đ (295 hộ được hỗ trợ trồng giống mía mới với tổng diện tích 246,90 ha). Cũng trong năm 2024 UBND xã đề nghị UBND huyện hỗ trợ cấp bổ sung thêm 6,41 ha với tổng số tiền 12.820.000 đồng.

Về chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi thú y (hỗ trợ vacxin tiêm phòng cho gia súc) năm 2022 đạt tổng số vacxin hỗ trợ tiêm phòng năm 2022: 2.210 liều, năm 2023: 750 liều, năm 2024: 700 liều.

Qua buổi làm việc với lãnh đạo UBND xã và đi đến trực tiếp kiểm tra các hộ dân được thụ hưởng chính sách. Đồng chí Vi Văn Quý đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện từ cấp ủy chính quyền đến địa phương. Đồng thời, ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của lãnh đạo cũng như các hộ dân được thụ hưởng chính sách.
 
lanh dao ubnd xa bao cao ket qua thuc hien chinh sach
Lãnh đạo UBND xã báo cáo kết quả thực hiện chính sách
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong việc triển khai dự án vẫn còn nhưng khó khăn, hạn chế như: Các chính sách được triển khai trên địa bàn chưa nhiều do đặc thù sản xuất chuyên canh cây mía, lối canh tác truyền thống, hộ gia đình nhỏ lẻ; thời gian triển khai chính sách mía còn chậm do cần có sự phối kết hợp với công ty Mía đường NASU để chính xác hóa số liệu diện tích của từng hộ nông dân; địa bàn rộng, đường giao thông đi lại chủ yếu là đường cấp phối, đường đất gây khó khăn cho công tác đi nghiệm thu cơ sở; một số chính sách nêu trong Nghị Quyết 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh Nghệ An chưa triển khai thực hiện được ở địa bàn xã.

Kết thúc buổi làm việc thay mặt đoàn giám sát Đ/c Vi Văn Quý đã ghi nhận những kết quả mà cấp ủy chính quyền và các hộ dân được thụ hưởng đã đạt được trong việc triển khai chính sách. Đồng thời đề nghị UBND xã phát huy những kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm những kết quả và hạn chế mà đoàn đã chỉ ra. Đ/c cũng đã tiếp thu các ý kiến, kiến nghệ của lãnh đạo UBND xã cũng như các hộ dân được thụ hưởng và sẽ có đề suất lên các cấp có thẩm quyền quan tâm giải quyết./.

Hạ Sơn là một xã vùng sâu, nằm cách trung tâm huyện Quỳ Hợp 22 km, có tổng diện tích tự nhiên là 4.333,39 ha. Toàn xã có 7 xóm gồm 1.104 hộ dân với 4.700 nhân khẩu, chủ yếu là 3 dân tộc Thổ, dân tộc Kinh và Thái cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thổ chiếm 90% dân số. Tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2024 là 19%.

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn xã là 2.898 ha với 80% dân số sản xuất nông nghiệp. Tổng đàn gia súc trên địa bàn xã là 5.152 con, các loại cây trồng chủ yếu là cây mía (1.250ha); cây cam, quýt (7ha); cây lúa (61,77 ha) và một số diện tích các loại cây trồng khác như ngô, lạc, đậu, sắn và cây trồng lâu năm... Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp 09 tháng đầu năm 2023 là 56.863.000.00 đồng; tổng sản lượng cây lương thực có hạt là 2.117,36 tấn.

Trước khi có Nghị Quyết số 18/2021/NQ-HĐND tỉnh các chính sách nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu được hỗ trợ theo hình thức nhỏ lẽ, chưa tập trung, đối tượng áp dụng chủ yếu vào các tổ chức, chưa sát thực với tình hình thực tế của từng địa phương và người dân gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện. Sau khi có Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND Tỉnh thì đây là một trong những chủ trương đúng đắn về phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng miền núi. Những chính sách được triển khai trong Nghị quyết phù hợp với tình hình đặc điểm, lợi thế sản xuất thực tế trên địa bàn xã nhà; việc triển khai chính sách đã hỗ trợ, giúp đỡ người nông dân trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, khuyến khích việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, từ đó thay đổi bộ mặt nông thôn do đó quá trình triển khai thực hiện nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhiều người dân. Cụ thể đã khuyến khích người dân trên địa bàn xã mở rộng diện tích mía từ 900 ha năm 2021 lên 1.250 ha năm 2024, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ  26,05% ( năm 2021) xuống còn 19% ( năm 2024), mặt khác góp phần làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn ( từ năm 2022 – 2024 trên địa bàn không xẩy ra các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm).

Về chính sách hỗ trợ phát triển trồng trọt (hỗ trợ về cây mía) trên địa bàn năm 2023 đạt tổng kinh phí hỗ trợ là 678.420.000đ (418 hộ được hỗ trợ trồng giống mía mới với tổng diện tích 339,21 ha). Năm 2024 đạt tổng kinh phí hỗ trợ là 493.800.000đ (295 hộ được hỗ trợ trồng giống mía mới với tổng diện tích 246,90 ha). Cũng trong năm 2024 UBND xã đề nghị UBND huyện hỗ trợ cấp bổ sung thêm 6,41 ha với tổng số tiền 12.820.000 đồng.

Về chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi thú y (hỗ trợ vacxin tiêm phòng cho gia súc) năm 2022 đạt tổng số vacxin hỗ trợ tiêm phòng năm 2022: 2.210 liều, năm 2023: 750 liều, năm 2024: 700 liều.

Qua buổi làm việc với lãnh đạo UBND xã và đi đến trực tiếp kiểm tra các hộ dân được thụ hưởng chính sách. Đồng chí Vi Văn Quý đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện từ cấp ủy chính quyền đến địa phương. Đồng thời, ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của lãnh đạo cũng như các hộ dân được thụ hưởng chính sách.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong việc triển khai dự án vẫn còn nhưng khó khăn, hạn chế như: Các chính sách được triển khai trên địa bàn chưa nhiều do đặc thù sản xuất chuyên canh cây mía, lối canh tác truyền thống, hộ gia đình nhỏ lẻ; thời gian triển khai chính sách mía còn chậm do cần có sự phối kết hợp với công ty Mía đường NASU để chính xác hóa số liệu diện tích của từng hộ nông dân; địa bàn rộng, đường giao thông đi lại chủ yếu là đường cấp phối, đường đất gây khó khăn cho công tác đi nghiệm thu cơ sở; một số chính sách nêu trong Nghị Quyết 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh Nghệ An chưa triển khai thực hiện được ở địa bàn xã.

Kết thúc buổi làm việc thay mặt đoàn giám sát Đ/c Vi Văn Quý đã ghi nhận những kết quả mà cấp ủy chính quyền và các hộ dân được thụ hưởng đã đạt được trong việc triển khai chính sách. Đồng thời đề nghị UBND xã phát huy những kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm những kết quả và hạn chế mà đoàn đã chỉ ra. Đ/c cũng đã tiếp thu các ý kiến, kiến nghệ của lãnh đạo UBND xã cũng như các hộ dân được thụ hưởng và sẽ có đề suất lên các cấp có thẩm quyền quan tâm giải quyết./.

Nguyễn Văn Phúc

(Hội ND huyện Quỳ Hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập98
  • Hôm nay21,834
  • Tháng hiện tại472,716
  • Tổng lượt truy cập15,613,598
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây