Hội Nông dân huyện Tương Dương đánh giá mô hình “chăn nuôi dê thương phẩm”

Thứ năm - 19/12/2024 03:46
(Hội NDNA) - Ngày 19/12/2024, Hội Nông dân huyện Tương Dương tổ chức hội nghị đánh giá mô hình chăn nuôi dê thương phẩm.
Thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Nghệ An về xây dựng các mô hình kinh tế năm 2024. Hội Nông dân huyện Tương Dương phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Hội Nông dân 02 xã Yên Thắng và xã Yên Tĩnh tổ chức khảo sát, chọn hộ có đủ điều kiện, kinh nghiệm nuôi dê để tham gia thực hiện mô hình “Chăn nuôi dê thương phẩm”.

Mô hình chăn nuôi dê thương phẩm được triển khai tại bản Xốp Khấu, xã Yên Thắng,  và bản Văng Cuộm, xã Yên Tĩnh từ tháng 5/2024. Gồm có 5 hộ tham gia thực hiện mô hình. Các hộ được hỗ trợ 52 con giống dê thương phẩm đã được tiêm phòng phòng vắc xin đầy đủ 04 liều/con để chống dịch bệnh và 1.170 kg thức ăn hỗn hợp.
z6144501244883 58a9a9d6cd279236cd69416e646b7da4
Hội nghị đánh giá mô hình chăn nuôi dê thương phẩm

Nhằm tạo điều kiện cho mô hình hiệu quả, đàn dê phát triển khỏe mạnh. Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn phổ biến kỹ thuật “Chăn nuôi Dê thương phẩm”, các kiến thức cơ bản về xây dựng mô hình kinh tế, hướng dẫn lý thuyết và thực hành một số kỹ thuật: Giới thiệu một số giống Dê, kỹ thuật lựa chọn và vận chuyển con giống; xây dựng thiết kế chuồng trại chăn nuôi, phương pháp cải tạo đàn Dê; chăm sóc nuôi dưỡng; kỹ thuật phòng và các biện pháp trị một số bệnh thường gặp trên Dê. Tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo hướng dẫn các hộ, quy trình xây dựng chuồng trại chăn nuôi dê đảm bảo, chất lượng, chuồng trại rộng, thông thoáng, sạch sẽ.

Sau hơn 5 tháng triển khai mô hình cho thấy, đàn Dê giống mới đã sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh, trọng lượng trung bình đạt 30kg/con; hiệu quả kinh tế so với trước khi thực hiện dự án tăng trên 21%. Đánh giá mô hình, giống Dê mới phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại các xã trên địa bàn huyện, Dê sinh trưởng và phát triển tốt, đem lại kinh tế cho các hộ gia đình tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, đặc biệt thu nhập của các hộ tham gia mô hình được nâng lên từ 10-15%, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Qua đó tạo công ăn việc làm cho nông dân, góp phần ổn định xã hội làm chuyển biến, thay đổi nhận thức của người dân, hướng người dân chăn nuôi theo hướng tập trung, liên kết; chăn nuôi có tổ chức, số lượng lớn, theo hướng hàng hóa. Thông qua các buổi tập huấn, hội thảo các hộ nông dân được trang bị thêm các kiến thức khoa học kỹ thuật. Hiểu biết thêm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới về đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Các hộ tham gia mô hình đã đầu tư xây dựng chuồng trại khép kín, chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tập trung, có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm hạn chế dịch bệnh và giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó việc thực hiện mô hình còn hướng tới gắn với xây dựng các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi Dê nhằm vận động, tập hợp hội viên nông dân vào tổ chức, xây dựng tổ chức hội vững mạnh; tuyên truyền vận động hội viên nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp thịnh vương, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện.
 
z6144494289567 3069441731a9c9d5caf99abe43c3dc77 1
Dê phát triển tốt, đạt tỷ lệ sống 100%

Ông Vi Văn Công bản Văng Cuộm, xã Yên Tĩnh chia sẻ tại hội nghị: “Khi tham gia mô hình gia đình tôi được hỗ trợ 13 con dê, gia đình có sẵn 08 con, đầu tư chuồng trại và trồng thêm cỏ làm thức ăn để nuôi dê. Nhờ được hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật, tích cực chăm sóc, nhất là gia đình bổ sung thêm thức ăn (cỏ) ngoài tự nhiên giúp đàn dê phát triển tốt và tiết kiệm được chi phí trong quá trình chăn nuôi.

Ồng Lương Văn Đoàn, bản Xốp Khấu xã Yên Thắng, chủ hộ thực hiện mô hình cho biết thêm: Dê nuôi theo vừa áp dụng khoa học kỹ thuật mới, vừa rút kinh nghiệm chăn nuôi theo tập quán của địa phương, dê được tiêm phòng vắc xin đầy đủ, nên dê nhanh chóng thích ứng với khí hậu tại địa phương. Gia đình đề xuất cấp trên tiếp tục quan tâm có các chương trình tiếp tục hỗ trợ cho các hộ để phát triển kinh tế.

Qua quá trình triển khai xây dựng, đánh giá mô hình chăn nuôi Dê thương phẩm đã giúp các hộ nông dân tiếp cận được việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, cách quản lý ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa Dê và mầm bệnh. Với việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới, dê phát triển tốt, chất lượng đạt tỷ lệ sống 100%, ít bệnh, sau 5 - 7 tháng nuôi dê đã có thể xuất chuồng bán có nguồn thu nhập cho nông dân.

Lương May

Hội ND Tương Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập76
  • Hôm nay21,213
  • Tháng hiện tại472,095
  • Tổng lượt truy cập15,612,977
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây