Hiệu quả từ mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp

Thứ năm - 11/05/2023 03:04
(Hội NDNA) - Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW ngày 5/8/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam (khóa VII) về "Đẩy mạnh xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp”, toàn huyện Thanh Chương đã thành lập mới nhiều chi, tổ HND nghề nghiệp. Các mô hình này phát huy hiệu quả, tạo nhiều sản phẩm và thu nhập cho nông dân, góp phần đổi mới hình thức hoạt động Hội.
Tạo liên kết sản xuất hàng hóa tập trung

Năm 2019, hộ anh Nguyễn Đình Thiết, thôn Thủy Sơn, xã Thanh Thủy gây dựng nghề chăn nuôi dê. Từ 6 cặp giống ban đầu, nay anh đã có đàn con dê thịt và dê sinh sản với tổng 30 con. Thấy hiệu quả, hơn 18 hộ trong thôn, xã học theo anh Nguyễn Đình Thiết nuôi dê. Do số hộ nuôi và tổng đàn dê tăng nhanh đã nảy sinh chuyện “mạnh ai nấy làm”, cạnh tranh không lành mạnh...

Trước thực tế này, tháng 5/2021, HND xã Thanh Thủy đứng ra thành lập Tổ Hội ND nghề nghiệp chăn nuôi dê sinh sản xã Thanh Thủy. Theo anh Bùi Xuân Quế, Tổ trưởng Tổ Hội ND nghề nghiệp chăn nuôi dê sinh sản xã Thanh Thuỷ, hiện Tổ có 10 thành viên, nuôi hơn 300 con dê. Hộ ít nhất 19 con, nhiều nhất 42 con.
 
bai mo
Đoàn công tác Hội Nông dân tỉnh về thăm Chi Hội Nông dân nghề nghiệp Trồng và chăm sóc chè an toàn thôn Ngọc Lâm, xã Thanh Thủy

Ngoài gặp gỡ hàng ngày, định kỳ hằng tháng, các thành viên trong Tổ họp 1 lần, cùng trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, cách phòng, chống dịch bệnh, thống nhất giá bán và đầu mối tiêu thụ sản phẩm.Đồng thời tìm nguồn thức ăn rẻ, ổn định cho cả Tổ. Nhờ đó đến nay, việc sản xuất kinh doanh của các hộ đi vào nền nếp, cho thu nhập khá. Cứ 1 cặp dê bố mẹ, trừ chi phí, chủ nuôi lãi khoảng 30 triệu đồng/tháng, vai trò của tổ chức Hội ND nâng lên.

Cũng sản xuất nông nghiệp nhưng các hộ dân chi hội 3A (thị trấn) lại chọn nuôi cá lồng trên sông Lam. Do các hộ là dân sông nước nguồn vốn ít, chủ yếu là đánh bắt cá tự nhiên không có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi cá nên năng suất, sản lượng, đạt thấp.

Bà Trịnh Thị Chất, Chủ tịch Hội ND thị trấn cho hay: vấn đề việc làm cho các hội viên thuộc làng vạn chài chủ yếu lênh đênh trên sông nước khiến HND thị luôn trăn trở. Chính vì vậy tôi đã đề xuất với cấp ủy, chính quyền thành lập tổ hội nông dân nghề nghiệp nuôi cá lồng trên sông Lam. Nhờ sự tiếp sức từ nguồn Quỹ HTND cấp tỉnh 500 triệu đồng cho 10 hộ trong tổ vay để đầu tư chăn nuôi, cùng với sự phối hợp của Hội Nông dân thị trong việc tổ chức tập huấn về kỹ thuật nuôi cá lồng bè mà việc chăn nuôi của các tổ viên ngày càng phát triền. Đến nay trong tổ đã có 17 lồng nuôi tăng 7 Lồng so với lúc ban đầu.

Cùng với đơn vị Thanh Thủy và Thị trấn, đến nay, toàn huyện đã thành lập được có 2 chi HND nghề nghiệp và 56 tổ HND nghề nghiệp với gần 1.036 hội viên tham gia tham gia, hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu như: trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, gạch, nghề mộc…

Đổi mới hình thức hoạt động

Sau khi các chi, tổ Hội ND nghề nghiệp được thành lập, Hội ND huyện cùng chính quyền, cơ quan chức năng các xã, thị tạo điều kiện để các đơn vị này hoạt động hiệu quả như: Tạo nguồn vốn vay ưu đãi; mời những người có chuyên môn, kinh nghiệm ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ đến tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật; xây dựng các mô hình mẫu…; kết nối các doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX) trong và ngoài huyện đến liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm.

Ông Nguyễn Xuân Khánh, Chủ tịch Hội ND huyện cho biết: “Mục tiêu chung là tập hợp các hội viên cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề vào các chi, tổ hội nghề nghiệp. Hướng tới thành lập THT, HTX để xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững”. Hiện có nhiều HTX chăn nuôi gà (Thanh Xuân, HTX Nuôi ong lấy mật (Thanh Ngọc), THT Chăn nuôi gà an toàn sinh học (Thanh Thủy).

Thực tế, các chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động tạo sự gắn kết giữa xây dựng tổ chức Hội với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, làm tiền đề cho kinh tế tập thể phát triển. Nếu như trước đây, hội viên nông dân chỉ sinh hoạt trong các chi HND theo đơn vị hành chính, nay có thể tham gia vào các chi HND nghề nghiệp mà không cần quan tâm mình thuộc chi Hội ND nào. Các chi Hội ND nghề nghiệp có quy chế hoạt động và chịu sự quản lý của Hội ND cấp xã, tổ HND nghề nghiệp thuộc chi Hội ND.

Thời gian tới, Hội ND huyện Thanh Chương tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng mô hình chi Hội ND nghề nghiệp, qua đó góp phần nâng cao tư duy tự lực, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của hội viên, tăng khả năng dẫn dắt đông đảo nông dân cùng phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng

Nguyễn Thị Mơ

Hội ND huyện Thanh Chương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay13,934
  • Tháng hiện tại513,616
  • Tổng lượt truy cập15,654,498
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây