Thông báo kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Thứ năm - 28/12/2023 01:54
(Hội NDNA) - Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 được tổ chức trọng thể từ ngày 25/12 đến ngày 27/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Việt Nam, thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp nông dân và nhân dân cả nước; đồng thời là dịp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng Hội nông dân các cấp, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh; phát huy vai trò to lớn của nông dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là trong xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn.BBT xin thông báo kết quả Đại hội
I. ĐẠI BIỂU THAM DỰ ĐẠI HỘI

Tổng số Đại biểu được triệu tập là 996 đại biểu. Tham dự Đại hội có 995 đại biểu (vắng 01 đại biểu trong suốt quá trình đại hội); trong đó, đại biểu được bầu (do đại hội Hội nông dân 63 tỉnh, thành phố bầu) là 854 đại biểu (chiếm 85,74%); đại biểu đương nhiên (là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII): 92 đại biểu (chiếm 9,23%); đại biểu chỉ định (là cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà khoa học, cán bộ Hội): 50 đại biểu (chiếm 5,02 %).

Đại biểu nam: 702 đại biểu (chiếm 70,48%); Đại biểu nữ: 294 đại biểu, (chiếm 29,51%); Đại biểu là cấp ủy các cấp: 477 đại biểu (chiếm 47,89%); đại biểu là đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp: 319 đại biểu (chiếm 32,02%); đại biểu là tín đồ tôn giáo: 34 đại biểu (chiếm 3,41%); đại biểu có học hàm phó giáo sư, giáo sư và học vị tiến sĩ, thạc sĩ: 305 đại biểu (chiếm 30,62%); đại biểu là người dân tộc thiểu số: 170 đại biểu (chiếm 17,0%).
Đại biểu dự đại hội có đại diện đủ 54/54 dân tộc. Độ tuổi bình quân của các đại biểu: 47,8 tuổi; đại biểu cao tuổi nhất: 68 tuổi (đại biểu Phan Ngọc Anh, sinh năm 1955 – Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Phan Ngọc Anh – nông dân SX-KD giỏi cấp Trung ương); đại biểu ít tuổi nhất: 22 tuổi (đại biểu Chu Thị Cải – hội viên nông dân Chi hội xóm Cà Mèng, xã Đức hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng).
 
​​​​​​II. KHÁCH MỜI DỰ ĐẠI HỘI

Đại hội vui mừng, phấn khởi được đón tiếp đồng chí Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Võ Văn Thưởng- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội. Có trên 300 đại biểu được mời là các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức Chính trị - xã hội; các đồng chí lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố; các đồng chí Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN (khóa VII) và các thời kỳ đã nghỉ hưu, chuyển công tác về dự Đại hội.

Tại phiên khai mạc trọng thể, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo đại hội, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam.

Tham dự và đưa tin Đại hội có gần 100 phóng viên, nhà báo của trên 40 cơ quan thông tấn, báo, đài của Trung ương và của địa phương.

Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VII với tiêu đề: “Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh; phát huy vai trò nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; Dự thảo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (sửa đổi, bổ sung); Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII, nhiệm 2023 -2028.

III.BÁO CÁO CỦA BCH TRUNG ƯƠNG HỘI NDVN (KHÓA VII) TRÌNH ĐẠI HỘI

* Đại hội nhất trí đánh giá:
5 năm qua, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của cả nước, song các cấp Hội, hội viên, nông dân đã phát huy tinh thần trách nhiệm, chung sức, đồng lòng, đoàn kết chặt chẽ, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, thách thức, triển khai quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt và có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần VII đề ra.

Công tác Hội và phong trào nông dân đã hoàn thành cơ bản với hầu hết chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt so với chỉ tiêu Đại hội VII đề ra. Nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Hội có nhiều đổi mới, hướng mạnh về cơ sở; tổ chức tốt các phong trào nông dân mang lại hiệu quả thiết thực.
 
Công tác tuyên truyền, giáo dục hội viên nông dân được đẩy mạnh, thực hiện sâu rộng, kịp thời; tổ chức bộ máy, cán bộ Hội được củng cố, kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động; chất lượng hội viên được nâng lên; công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật được chú trọng, thực hiện nghiêm túc, đúng quy định; thi đua, khen thưởng có nhiều đổi mới. Vai trò nòng cốt của Hội trong xây dựng giai cấp nông dân ngày càng được khẳng định, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, trình độ, kỹ năng sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.

Các phong trào thi đua yêu nước do Hội phát động được lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững. Hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ, đào tạo nghề, phát triển các mô hình kinh tế, tổ hợp tác, hợp tác xã tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân. Vai trò của Hội là trung tâm, nòng cốt cho các phong trào nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường ngày càng được thể hiện rõ nét.
Hoạt động tham gia giám sát và phản biện xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế được tăng cường và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần khẳng định vị trí Hội Nông dân Việt Nam trong hệ thống chính trị và nâng cao uy tín, vị thế của Hội với bạn bè, đối tác quốc tế.

Đồng thời, Đại hội cũng thẳng thắn đưa ra một số hạn chế, yếu kém trong công tác Hội và phong trào nông dân và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế. Trên cơ sở đó, đại hội đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho công tác Hội và phong trào nông dân trong nhiệm kỳ 5 năm tới (2023-2028).
Với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Hợp tác - Phát triển”, đại hội đã xác định phương hướng chung của nhiệm kỳ 2023-2028 là: Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh; phát huy vai trò nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

* Đại hội xác định mục tiêu chung cho cả nhiệm kỳ là:
  • Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp đủ phẩm chất, năng lực, tâm huyết với công tác Hội và phong trào nông dân, tận tụy phục vụ nông dân; phát triển và nâng cao chất lượng hội viên, xây dựng và củng cố cơ sở Hội vững mạnh.
  • Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết nông dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân ngày càng được nâng cao cùng với sự phát triển của đất nước;đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân, nâng cao năng lực làm chủ của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
  • Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả các phong trào nông dân; đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn.
  •  
  • Xây dựng người nông dân văn minh, giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm xã hội, tôn trọng pháp luật và nếp sống văn minh; nâng cao trình độ, năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của nông dân để phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
  •  
  • Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hoạt động đối ngoại nhân dân, thu hút và phát huy các nguồn lực góp phần nâng cao hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân.
  •  
  • *Đại hội đã biểu quyết thông qua 17 chỉ tiêu chủ yếu để làm cơ sở phấn đấu và đánh giá hiệu quả hoạt động của nhiệm kỳ mới:
  1. Có 100% cán bộ, hội viên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Hội.
  2. Phấn đấu 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp và Chi hội trưởng chi Hội Nông dân được trang bị kiến thức về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nghiệp vụ công tác Hội.
  3. Kết nạp từ 1,0 triệu hội viên mới trở lên.
  4. Thành lập mới 25.000 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, 2.500 chi Hội Nông dân nghề nghiệp.
  5. Có ít nhất 97% cơ sở Hội hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
  6. 100% chi Hội đảm bảo có quỹ hoạt động Hội.
  7. Trực tiếp, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghề cho 1,25 triệu hội viên và lao động nông thôn trở lên.
  8. Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng cho 250.000 nông dân xuất sắc, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện trở lên.
  9. Hỗ trợ ít nhất 500.000 hộ nông dân có tài khoản trên sàn thương mại điện tử
  10. Có trên 97% hội viên tham gia bảo hiểm y tế.
  1. Vận động từ 300.000 hội viên trở lên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
  2. Hằng năm có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
  3. Có từ 30% số hội viên trở lên tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã.
  4. Hỗ trợ thành lập mới 5.000 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và
    1. hợp tác xã nông nghiệp.
  5. Có 100% hộ hội viên sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản cam kết đảm bảo an toànthực phẩm.
  6. Tăng trưởng quỹ hỗ trợ nông dân bình quân từ 10%/năm trở lên, trong đó 2% là vận động từ nguồn ngoài ngân sách.
  7. Có 100% cơ sở Hội xây dựng được mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.Để thực hiện thắng lợi 17 chỉ tiêu trên, Đại hội đề ra 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

* Để thực hiện thắng lợi 17 chỉ tiêu trên, Đại hội đã đề ra 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho nhiệm kỳ 2023 -2028 là:

(1) Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh.
  1. Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dưng nông thôn mới.
  2. Đẩy mạnh các hoạt dộng dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh.
  3. Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
  4. Tích cực tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh.
  5. Chủ động, tích cực hội nhập và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hoạt động đối ngoại nhân dân.

* Và 3 nhiệm vụ đột phá là:

  1. Đổi mới mạnh mẽ phương thức tập hợp, đoàn kết nông dân.
  2. Tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
  3. Nâng cao trình độ, kỹ năng cho nông dân và cán bộ Hội các cấp.
IV. THÔNG QUA TOÀN VĂN ĐIỀU LỆ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
 
(sửa đổi, bổ sung).
Qua 5 năm triển khai thực hiện, Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (được Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII thông qua) đã cơ bản
 
điều chỉnh được các vấn đề có tính nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Hội, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động; thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân cả nước có bước phát triển mới, là cơ sở quan trọng tạo nên sự thống nhất về ý chí và hành động trong toàn hệ thống Hội. Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân cho thấy Điều lệ còn bộc lộ một số điểm bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội trong giai đoạn mới.

* Một số điểm sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội như sau:

  • Trong phần “Những vấn đề cơ bản về Hội Nông dân Việt Nam”:
+ Về khái niệm Hội Nông dân Việt Nam: Sửa đổi thay cụm từ “đoàn thể chính trị - xã hội” bằng cụm từ “tổ chức chính trị - xã hội”.
+ Bổ sung nội dung trong phần “Mục đích của Hội” như sau:“Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng tin cậy trong khối liên minh vững chắc công, nông, trí, là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới”.
  • Tại Điều 3, về khái niệm hội viên Hội Nông dân Việt Nam được sửa đổi, bổ sung như sau:“Hội viên Hội Nông dân Việt Nam là nông dân và cư dân nông thôn Việt Nam, cư trú trên địa bàn dân cư có tổ chức Hội nông dân, từ 18 tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội; có tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc; chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nhiệt tình tham gia các phong trào của Hội; gắn bó mật thiết với nông dân, nông nghiệp, nông thôn.
Hội viên danh dự của Hội Nông dân Việt Nam là công dân Việt Nam, những người có uy tín, năng lực, trình độ, chuyên môn trong các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của tổ chức Hội, từ 18 tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội, mong muốn đóng góp xây dựng tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam”.
  • Về Chi hội, tổ hội (điều 13, điều 15 chương IV) sửa đổi, bổ sung nội dung sau:
+ Hình thức bầu cử đối với đại hội chi hội: Bổ sung quy định một hình thức bầu cử là bằng hình thức "biểu quyết giơ tay".
+ Quy định chia các chi hội thành tổ hội và chế độ sinh hoạt chi, tổ hội sửa đổi, bổ sung như sau: “Chi hội đông hội viên được chia thành các tổ hội (theo địa bàn, đối tượng, nghề nghiệp...). Ban Chấp hành chi hội họp một tháng 01 lần. Chi hội định kỳ tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết.
Chi hội không chia thành tổ hội sinh hoạt ba tháng 01 lần, khi cần thiết sinh hoạt bất thường”.
  • Về công tác kiểm tra (Chương V):
+ Bổ sung tên chương và tên điều 17, trong nội dung điều 17 thêm cụm từ “giám sát” cho đầy đủ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Hội Nông dân các cấp.

+ Về Ủy ban kiểm tra của Hội (Điều 18): Sửa đổi không tiếp tục quy định thành lập Ủy ban kiểm tra Hội Nông dân cấp cơ sở; đồng thời sửa đổi quy định số lượng ủy viên ban chấp hành trong ủy ban kiểm tra không quá 2/3 số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra (thay cho không quá 1/2):

+ Về nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp (Điều 19): Bổ sung tại khoản 1, khoản 5 và khoản 6 một số cụm từ đảm bảo chính xác, chặt chẽ, theo quy định pháp luật và đúng với thẩm quyền của ủy ban kiểm tra các cấp.

- Một số nội dung sửa đổi, bổ sung khác như sau:

+ Về nhiệm vụ của Hội (điều 2 chương I): Bổ sung thêm một số cụm từ tại khoản 5 cho phù hợp với quy định tại điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 và các văn bản của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
+ Về hệ thống tổ chức của Hội (Điều 7): Sửa đổi, bổ sung một số nội dung để phù hợp với quy định tại điều 110 Hiến pháp 2013 và điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và giữ nguyên quy định cấp cơ sở để phù hợp với tổ chức Hội ở cơ sở.

+ Về Ban Chấp hành Hội Nông dân các cấp (Điều 9): Khoản 2 điều 9 sửa đổi “Ban Chấp hành bầu chủ nhiệm và ủy viên ủy ban kiểm tra cùng cấp…” thành “Ban Chấp hành bầu ủy viên ủy ban kiểm tra, sau đó bầu chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cùng cấp trong số ủy viên ủy ban kiểm tra...”.

+ Về quy định kỷ luật của Hội (điều 22, chương VI): Sửa đổi thẩm quyền thi hành kỷ luật của Hội sẽ do Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định thay Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định theo Điều lệ khóa VII.

+ Trong tất cả các phần, chương, điều có nội dung “bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân” được đảo lại cụm từ “chính đáng, hợp pháp” thành “hợp pháp, chính đáng”.
 
+ Trong tất cả các chương, điều có cụm từ “quy chế” trong nội dung “thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” sẽ bỏ cụm từ “quy chế”.
  • Đại hội đã thông qua toàn bộ nội dung Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) gồm 08 chương với 26 điều.
V. VỀ BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM CỦA BAN CHẤP HÀNH KHÓA VII, NHIỆM KỲ 2018 – 2023.
 
Ban Chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ VII đã nghiêm túc kiểm điểm trước đại hội, đánh giá đúng những ưu điểm, kết quả đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua: lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả việc triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc toàn quốc lần thứ VII; hầu hết các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu thi đua công tác Hội và phong trào nông dân mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đề ra đều đạt và vượt. Kịp thời ban hành và lãnh đạo thực hiện các nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động, kết luận và các văn bản để lãnh đạo toàn diện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân; thúc đẩy việc tăng cường và đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật được chú trọng. Trong lãnh đạo, chỉ đạo luôn bám sát chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng; bám sát Quy chế và Chương trình công tác toàn khóa; tuân thủ chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy năng lực, trí tuệ của từng Ủy viên Ban Chấp hành. Công tác chỉ đạo, điều hành tiếp tục được đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, sâu sát cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, lấy hội viên là đối tượng ưu tiên trong thực hiện xây dựng các phong trào nông dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII còn có những hạn chế, khuyết điểm:
  1. Lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng; việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và các vấn đề khó khăn, vướng mắc cho hội viên, nông dân có lúc, có nơi chưa kịp thời.
  2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nội dung trong Chương trình công tác toàn khóa chưa quyết liệt, chưa nhân rộng và phát huy được hiệu quả những mô hình mới, cách làm sáng tạo.
  3. Chưa kịp thời chỉ đạo nghiên cứu hoạt động Hội ở những nơi tốc độ đô thị hóa nhanh, vùng ven biển; việc quản lý hội viên đi làm ăn xa, trong các khu công nghiệp, lao động ở nước ngoài còn khó khăn.
  1. Chỉ đạo hoạt động tham gia phản biện xã hội một số nội dung ở một số địa phương còn hình thức, chủ yếu mang tính tổng hợp ý kiến, thiếu tính phản biện. Công tác kiểm tra, giám sát trong hệ thống Hội ở một số nơi hiệu quả chưa cao.
  2. Chỉ đạo công tác hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể còn lúng túng. Hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân ở một số nơi còn yếu, chưa quan tâm xây dựng thương hiệu, quảng bá xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân.
 
VI. BẦU BCH TRUNG ƯƠNG HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM KHÓA VIII VÀ CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2023 -2028
 
Đại hội quyết định số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VIII (nhiệm kỳ 2023 – 2028) là 119 ủy viên; tại Đại hội đã bầu 111 ủy viên (khuyết 8 ủy viên sẽ bầu bổ sung vào thời điểm thích hợp).

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ nhất đã họp ngày 26/12/2023. Hội nghị đã bầu 18 ủy viên Thường vụ (khuyết 3 ủy viên sẽ bầu bổ sung sau); bầu Chủ tịch và 04 Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII, (khuyết 01 Phó Chủ tịch sẽ bầu bổ sung sau); Hội nghị đã bầu Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Hội gồm 11 ủy viên.
  • Chủ tịch: Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, tái đắc cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VIII với 100% số phiếu.
  • 04 đồng chí Phó Chủ tịch:
  • Đồng chí Phạm Tiến Nam (tái cử)
  • Đồng chí Đinh Khắc Đính (tái cử)
  • Đồng chí Bùi Thị Thơm (tái cử)
  • Đồng chí Nguyễn Xuân Định (tái cử)
  • Chủ nhiệm UBKT: Đồng chí Nguyễn Thị Vân Anh, tái cử Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 2023 -2028.
Sau 03 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028) đã hoàn thành các nội dung chương trình đại hội và thành công rất tốt đẹp.
Đại hội khẳng định quyết tâm của toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân cả nước phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, sức mạnh đoàn kết, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và

phong trào nông dân nhiệm kỳ 2023 -2028, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

Trà Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay7,265
  • Tháng hiện tại324,298
  • Tổng lượt truy cập14,978,192
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây