Các điểm quan trọng cần lưu ý Luật Căn cước mới

Thứ tư - 13/03/2024 05:35
(Hội NDNA) - Các điểm quan trọng cần lưu ý Luật Căn cước chính thức có hiệu lực từ 01/7/2024, thay cho Luật Căn cước công dân hiện hành.
Thay đổi về hình thức thẻ Căn cước

- Chính thức đổi tên thẻ, rút gọn từ thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước theo đó sẽ đổi mẫu thẻ so với hiện hành.

- Bỏ đặc điểm nhận dạng và vân tay, thông tin này sẽ được số hóa và lưu vào thẻ chip thay vì hiển thị trên mặt sau của thẻ như trước.

- Thay đổi các trường thông tin:
+ “Quê quán” đổi thành “Nơi đăng ký khai sinh”.
+ “Nơi thường trú” thay đổi thành “Nơi cư trú”.

Không bắt buộc phải đổi thẻ sang thẻ Căn cước

Theo Điều 46 Luật Căn cước thì thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân được cấp đổi sang thẻ Căn cước khi có nhu cầu.

Do vậy, có thể thấy:

- Người dân đang có thẻ Căn cước công dân cấp trước ngày 01/7/2024 được sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trong thẻ mà không phải đổi sang thẻ Căn cước

- Người dân đang có thẻ Căn cước công dân nếu có nhu cầu thì đổi sang thẻ Căn cước mới thì sẽ được thực hiện thay đổi.

Như vậy, không bắt buộc phải đổi sang thẻ Căn cước.

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 46 Luật Căn cước thì từ ngày 01/01/2025, tất cả CMND sẽ hết giá trị sử dụng. Nếu thẻ CCCD/CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Ngoài ra, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND/CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng.

Người dân được cấp Căn cước điện tử sử dụng như Căn cước vật lý

Khoản 15 Điều 3 Luật Căn cước quy định:

“Căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập 
Và theo quy định tại Điều 31 Luật Căn cước thì mỗi công dân chỉ có 1 căn cước điện tử.

Thông tin trong căn cước điện tử bao gồm thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin được xác thực từ cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo đề nghị của công dân.

Căn cước điện tử được để thực hiện:

- Thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công

- Các giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Căn cứ theo Điều 34 Luật Căn cước thì Căn cước điện tử có giá trị:

- Sử dụng tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước vật lý trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước;

- Cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ, tài liệu đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

Người dưới 14 tuổi có nhu cầu cũng được cấp Căn cước

Hiện nay, theo quy định chỉ thực hiện cấp thẻ CCCD cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên, Luật Căn cước có hiệu lực từ 01/7/2024 tại Điều 19 Luật này quy định các đối tượng được cấp thẻ Căn cước là:

Công dân Việt Nam có độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải làm thủ tục cấp thẻ Căn cước; đối với công dân dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước nếu có nhu cầu.

Như vậy, theo quy định mới, người dưới 14 tuổi từ ngày 01/7/2024 có thể được cấp thẻ Căn cước nếu có nhu cầu.

Làm thẻ Căn cước sẽ thu thập mống mắt với người từ 14 tuổi trở lên

Theo quy định tại khoản điểm b khoản 1 Điều 23 có nhắc đến một bước trong quy trình cấp thẻ Căn cước. Theo đó:

“b) Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước;

Bên cạnh đó, điểm b khoản 2 Điều luật này cũng quy định rằng, người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học.

Như vậy người từ trên 14 tuổi và người từ 6 tuổi trở lên đến 14 tuổi nếu có nhu cầu làm thẻ Căn cước sẽ được thu thập mống mắt khi thực hiện thủ tục làm thẻ.
Không bắt buộc tích hợp thông tin giọng nói, ADN trong thẻ Căn cước

Căn cứ theo Điều 15 Luật Căn cước thì thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước ngoài các thông tin cá nhân của công dân còn có thêm thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói…

Như vậy, so với Luật CCCD, Luật Căn cước bổ sung thông tin về mống mắt, ADN, giọng nói vào trong Cơ sở dữ liệu căn cước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ.
Tuy nhiên, theo điểm đ khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước điều này là không bắt buộc tích hợp mà dựa trên:

- Sự tự nguyện cung cấp của người dân

- Hoặc thu thập được khi thực hiện trưng cầu giám định trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

- Hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của cá nhân là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch thì chia sẻ thông tin, dữ liệu đó cho cơ quan quản lý căn cước cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

Có thêm giấy chứng nhận Căn cước

Căn cứ khoản 1 theo Điều 30 Luật Căn cước thì:

“1. Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã từ 06 tháng trở lên.

Như vậy, Người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch sẽ được cấp giấy chứng nhận Căn cước thay vì được cấp thẻ Căn cước như công dân Việt Nam

 

Trà Giang (Hiểu Luật)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập56
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay13,378
  • Tháng hiện tại320,550
  • Tổng lượt truy cập8,154,982
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây