Nông dân Nghệ An làm theo lời Bác dặn

Thứ hai - 18/05/2020 22:46
(Hội NDNA) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng vai trò của nông dân, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn. Cách đây hơn 70 năm, ngày 11-4-1946, trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, Người đã chỉ rõ: "Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh". Khắc ghi lời Người, nhiều nông dân của Nghệ An đã nỗ lực vượt khó, trở thành tấm gương sản xuất - kinh doanh giỏi, đóng góp vào sự phát triển của quê hương…
Thi đua làm kinh tế giỏi

Các cấp Hội xác định, việc học tập và làm theo Bác, trước hết là đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.Thông qua phong trào khích lệ, động viên nông dân vươn lên làm giàu, đổi mới cách nghĩ, cách làm; khai thác tiềm năng, thế mạnh về lao động, đất đai và phát huy hiệu quả vốn sản xuất được đầu tư. Thực hiện lời dạy của Bác “nói đi đôi với làm”, các cấp Hội vừa vận động hội viên chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu ngành nghề, vừa hỗ trợ về vốn và kinh nghiệm sản xuất cho hội viên.

Điển hình nông dân học tập và làm theo Bác có ông Ông Nguyễn Hồng Cương, phường Quỳnh Di, TX Hoàng Mai. Bắt đầu dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng. Giờ đây, ông đã sở hữu 18ha tôm thương phẩm và 1,5ha sản xuất tôm giống. Nhiều người gọi ông Cương là Vua tôm đất Nghệ An có doanh thu doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm đồng thời là người tạo ra nhiều việc làm nhất với 55 lao động thường xuyên hưởng lương và 50-70 lao động thời vụ... với kinh nghiệm và thành công của mình, ông Cương tư vấn hướng dẫn cho hàng chục hộ dân về việc xây dựng ao hồ, kỹ thuật nuôi tôm. Ông Cương cũng là người đi đầu trong hoạt động tình nghĩa. Hàng năm ông đều ủng hộ cho quỹ người nghèo, quỹ khuyến học của địa phương 50 triệu đồng, giúp đỡ 1 đến 2 hộ nông dân thoát nghèo bằng hình thức hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất, cho vay vốn không tính lãi từ 20 đến 50 triệu đồng. Với những cố gắng, nỗ lực của ông Nguyễn Hồng Cương, sản phẩm tôm của ông đã được trao chứng nhận danh hiệu “Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam lần thứ IV năm 2017” của Hội Nghề cá Việt Nam; cá nhân ông được UBND thị xã Hoàng Mai tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2010-2015; được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững…Ông Nguyễn Hồng Cương là 1 trong 63 gương mặt nhà nông tiêu biểu được Hội đồng chung khảo bình chọn danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019”
 
315gia dinh ong nguyen hong cuong phuong quynh di thi xa hoang mai nuoi 15 ha tom the chan trang bang quy trinh vietgap dat nang suat 7 tan
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao mỗi năm cho thu nhập trên 50 tỷ đồng của gia đình ông Nguyễn Hồng Cương.Ảnh Hoàng Minh

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã khích lệ, động viên nông dân vươn lên làm giàu, đổi mới cách nghĩ, cách làm từng bước nâng cao đời sống.

Hội Nông dân các cấp trong tỉnh thực hiện tốt phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Bình quân mỗi năm, toàn tỉnh có trên 250.000  hộ đăng ký, trong đó 120.187 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Năm 2019, có 255.877 hộ  đăng ký phấn đấu trở thành hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đạt 104% chỉ tiêu đề ra. Số hộ nông dân đạt hộ SXKDG năm 2019 là 120.187 hộ, bằng 47% so với số hộ đăng ký đầu năm. Xuất hiện nhiều điển hình hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, mô hình liên kết, hợp tác sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.  Xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cho thu nhập cao:   như hộ anh Phan Văn Hoà , Yên Thành, sản xuất lúa giống, gạo thảo dược, doanh thu 11 tỷ/năm;Lê Thị Kim, Cửa Lò, chế biến nước mắm, doanh thu 5,5 tỷ đồng/năm; Nguyễn Hữu Bắc, hưng Nguyên, chăn nuôi gia súc, gia cầm, doanh thu 3,5 tỷ đồng; Phạm Văn Hoài, Nghi Lộc, chăn nuôi gà, doanh thu 7,6 tỷ đồng/năm…Một số mô hình tiêu biểu như: Mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, trồng cam sạch ở Quỳ Hợp, Con Cuông, Anh Sơn; chế biến hải sản ở Cửa Lò; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng phương pháp an toàn sinh học ở Diễn Châu; mô hình phối hợp với Tổng công ty vật tư phân bón Nghệ An xây dựng 6 cánh đồng lớn sản xuất gạo chất lượng cao NA6, phối hợp với Công ty gà giống Daphaco chi nhánh Nghệ An đầu tư phát triển chăn nuôi gà tại Hưng Nguyên, thành phố Vinh; mô hình phối hợp với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao trồng ngô ngọt tại Đô Lương; phối hợp với Công ty cổ phần nông thuỷ sản Nghệ An xây dựng mô hình trồng khoai tinh bột ở Thanh Chương; phối hợp với công ty giống An Việt trồng khoai tây ở Diến Châu...

Hội Nông dân Nghệ An đã tuyên truyền, vận động xây dựng được 370 “Vườn mẫu nông dân”, 15 “Vườn chuẩn nông thôn mới”. Đây là một trong những hoạt động thiết thực, hiệu quả cao của tổ chức hội trong xây dựng nông thôn mới, vừa giúp nâng cao thu nhập cho nông dân vừa góp phần cải tạo, xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp. Trong đó, Hội Nông dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo xây dựng 21 “Vườn chuẩn nông thôn mới” tại các huyện, thành, thị; giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn, đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tập trung thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho hội viên nông dân. 

Lan tỏa những việc làm tốt

Nhiều nông dân nỗ lực vượt khó, đạt thành tích vượt bậc và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, vật chất, tinh thần, sức lực... trong cộng đồng, giúp bà con cùng làm giàu. Họ là những hạt nhân tích cực, có sức lan tỏa, góp phần nhân rộng phong trào, nâng cao tính tự chủ của nông dân. 

Không chỉ thi đua làm kinh tế giỏi, những năm qua, tinh thần đoàn kết, giúp nhau vươn lên trong cuộc sống được các cấp Hội và hội viên, nông dân phát huy. Từ mô hình thực tiễn, kinh nghiệm sẵn có mà những cách làm hay được chia sẻ, tạo cho hội viên nghèo có cơ hội vươn lên.

Anh Moong Văn Chun, hội viên Chi hội bản Khánh Thành (xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn), ngoài phát triển kinh tế với thu nhập từ 200-300 triệu đồng mỗi năm, gia đình Anh còn là tấm gương tiêu biểu trong việc tham gia công tác xã hội. Điều này càng có ý nghĩa hơn với một địa bàn khó khăn như ở xã biên giới Nậm Cắn, lan tỏa những việc làm ý nghĩa cho cộng đồng. Anh Chun tích cực tham gia vào các phong trào của Hội và địa phương phát động, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, nông dân trong bản từ bỏ suy nghĩ trông chờ, ỷ lại vào cứu trợ của nhà nước. Anh là chỗ dựa vững chắc về tinh thần là địa chỉ đáng tin cậy để chia sẻ kinh nghiệm cho hội viên, nông dân trong bản.
 
anh moong van chun
Anh Moong Văn Chun, hội viên Chi hội bản Khánh Thành nông dân tiêu biểu trong phong trào học tập và làm theo Bác.Ảnh Hữu Bản
Trong năm, Hội nông dân tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm giúp đỡ 01 hộ nghèo: anh Lê Văn Lợi xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương làm được một căn nhà trị giá 150 triệu; Hội Nông dân Quỳnh Lưu với  chương trình Ngân hàng bò. Đến tháng 6/2019 đã vận động ủng hộ 2,412 tỷ đồng mua 179 con bò cái giống đầu tư cho 179 hộ nông dân nghèo chăn nuôi (6 tháng đầu năm 2019 ủng hộ 164 triệu đồng 16 con bò cái giống), số bò mẹ đã sinh sản 87 con bê và chuyển giao cho 87 hộ nghèo khác tiếp nhận chăn nuôi; tổng số “Ngân hàng bò” hiện có 266 con bò, bê đầu tư cho 266 hộ nông dân nghèo nuôi.Hội Nông dân huyện Đô Lương phong trào góp gạch xây trường cho em. Hội nông dân huyện Đô Lương tuyên truyền hội viên nông dân thực hiện mỗi hội viên tiết kiệm 3-5 viên gạch/năm  Kết quả mỗi năm huy động 100.000-120.000 viên gạch để xây trường mầm non trên địa bàn.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng hội viên, nông dân vẫn rất tích cực, có nhiều hoạt động thiết thực tham gia ủng hộ phòng chống Covid 19. Thực hiện lời kêu gọi ủng hộ của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh vận động cán bộ, công chức cơ quan chuyên trách Tỉnh hội đóng góp ủng hộ gửi về Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh số tiền 20 triệu đồng; đồng thời phát động cán bộ cơ quan đồng loạt nhắn tin gửi đến tổng đài 1407 để ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Hội Nông dân 21 đơn vị huyện, thành thị đã trực tiếp và phối hợp tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nông dân quyên góp ủng hộ được trên 4 tỷ đồng tiền mặt và các loại lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm như: trên 22 tấn gạo, 6 tấn rau, củ quả, thịt, cá; trên 400 thùng mì tôm; phát 68.595 khẩu trang y tế và 1430 chai nước rửa tay sát khuẩn...

Với phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, nông dân các cấp tích cực hưởng ứng bằng những việc làm thiết thực: Hiến đất, đóng góp tiền, vật tư và ngày công lao động để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng phòng học, nhà văn hóa…  Hội vận động nông dân tham gia phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mỗi năm đóng góp hàng trăm tỷ đồng, hiến hàng chục nghìn m2 đất. Năm 2019, hội viên toàn tỉnh đóng góp 615, 236 tỷ đồng, hiến 33.531m2 đất, tham gia 76.852 ngày công lao động làm mới, cải tạo, duy tu công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình văn hoá...
Việc Học tập và làm theo lời Bác dặn trong Hội Nông dân các cấp được thể hiện khá phong phú, sinh động, có sức thu hút, lan tỏa ngày càng sâu rộng trong cán bộ, hội viên nông dân. Trong đời sống hàng ngày, việc học Bác đã giúp cho hội viên có tinh thần tiết kiệm, tạo thành thói quen thường nhật: Tiết kiệm trong sản xuất, chăn nuôi nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao; trong gia đình, việc chi tiêu không xa hoa, lãng phí.

Phương Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập68
  • Hôm nay8,675
  • Tháng hiện tại325,708
  • Tổng lượt truy cập14,979,602
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây