Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân góp phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp

Thứ ba - 16/06/2020 04:05
(Hội NDNA) - Sáng nay, 15/6, đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường làm trưởng đoàn đã làm việc với Hội Nông dân tỉnh để kiểm tra kết quả thực hiện Chỉ thị 21-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân tỉnh; đồng thời tiến hành kiểm tra sổ sách, chứng từ, các hồ sơ liên quan.
 
df066e503e7cc3229a6d
Toàn cảnh buổi làm việc

Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức quán triệt trong đội ngũ ủy viên BCH, chủ tịch HND các huyện, thành, thị về Chỉ thị 21-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về đào tạo  nghề cho lao động nông thôn. Trong giai đoạn 2010 – 2019, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm dạy nghề tỉnh trực tiếp phối hợp với hội nông dân các cấp tuyển sinh tổ chức 240 lớp sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên đào tạo cho 7895 lao động nông thôn; Hội Nông dân các huyện, thành, thị chủ động phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp tuyển sinh mở 1865 lớp sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn cho 58.179 lao động nông thôn.

Các lớp đào tạo nghề được tổ chức tại xã hoặc thôn, bản, lịch học linh hoạt phù hợp với đối tượng là lao động nông thôn; Việc học lý thuyết gắn với học thực hành tại chỗ.

Các ngành nghề đào tạo chủ yếu gồm: chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, trồng nấm, trồng rau an toàn, trồng cây ăn quả, nuôi ong, trồng hoa cây cảnh, chế biến hải sản, sửa chữa máy nông nghiệp…Năm 2020, Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh định hướng đưa nội dung an toàn thực phẩm vào chương trình các lớp dạy nghề nhằm trang bị kiến thức về sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản nông sản, thực phẩm an toàn cho nông dân.

Các học viên sau khi tham gia đào tạo đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông – lâm- thủy sản và phát triển ngành nghề thủ công. Các mô hình điển hình như : Mô hình nuôi bò sữa ở xã Tây Hiếu(thị xã Thái Hòa), Chế biến hải sản ở xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) và phường Nghi Hải (thị xã Cửa Lò), mô hình trồng cây ăn quả ở Minh Hợp (Quỳ Hợp), mô hình trồng dưa, rau ở Nghi Long (Nghi Lộc)…

Đoàn kiểm tra đã đi nắm bắt thực tế đối với người lao động sau học nghề, thăm quan các mô hình sau dạy nghề đã áp dụng tốt kiến thức học nghề vào phát triển sản xuất; mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng quy mô sản xuất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Hoạt động dạy  nghề của Hội Nông dân đã giúp nông dân tiếp cập khoa học kỹ thuật, thiết thực, rõ nét, thể hiện vai trò nòng cốt trong các phong trào nông dân; góp phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Nông Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay11,733
  • Tháng hiện tại328,766
  • Tổng lượt truy cập14,982,660
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây