NÔNG NGHIỆP THỊNH VƯỢNG
NÔNG DÂN GIÀU CÓ
NÔNG THÔN VĂN MINH HIỆN ĐẠI
Hội Nông dân tỉnh Nghệ An
Cổng thông tin điện tử
Hội Nông dân tỉnh Nghệ An
Chủ động phòng tránh các hiện tượng thời tiết bất thường những tháng cuối năm
Thứ sáu - 24/09/2021 05:208220
(Hội NDNA) - Mùa mưa bão năm nay không theo quy luật hàng năm như trước đây là mưa nhiều, mưa lớn vào tháng 9 đến đầu tháng 10, mà lại tập trung mưa nhiều, mưa lớn vào tháng 10 và tháng 11, với lượng mưa dự báo ở khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn TBNN từ 20 – 40%, sang tháng 12 đến tháng 2 năm 2022 tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn TBNN từ 10 – 25%.
Do hiện tượng thời tiết diễn biến bất thường, nên vẫn phải đề phòng khả năng xuất hiện bão và ATNĐ ở khu vực biển Đông, trong đó có thể có 2 – 3 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta và khu vực dễ bị ảnh hưởng là các tỉnh từ Bắc miền Trung trở vào.
Từ những nhận định và dự báo nói trên, đề nghị các địa phương chủ động có các phương án tránh như sau:
Một: Đề phòng mưa lớn bất thường rất có khả năng sẽ xuất hiện vào tháng 10, tháng 11 và nhất là những trận mưa lớn do hoàn lưu bão, ATNĐ gây ra. Những trận mưa này luôn luôn có cường độ mưa lớn, mưa dồn dập, tổng lượng mưa lớn rất dễ gây ra ngập úng sâu ở vùng thấp, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi cao. Vì vậy phải chủ động sớm việc tiêu thoát nước nhanh ở tất cả các vùng có gieo trồng cây vụ đông, vùng nuôi trồng thủy sản.
Đối với các hồ đập thủy điện lớn như: Bản Vẽ, Khe Bố, Nậm Mô, Bản Ang, Chi Khê, Châu Thắng… và các hồ đập thùy lợi có dung tích thiết kế lớn như: Vực Mấu 75 triệu m3 nước, sông sào 39 m3 nước, Vệ Vừng 16,8 triệu m3 nước, Khe Đá 16 triệu m3 nước… Những hồ đập lớn trong mùa mưa này phải thường xuyên túc trực 24/24 để thực hiện đúng quy trình vận hành xả lũ khi cần thiết và trước khi xả lũ phải thông báo với chính quyền và nhân dân vùng hạ du biết trước để phòng tránh kịp thời.
Riêng lũ ống, lũ quét thường xẩy ra rất nhanh, rất đột ngột, nhất là vùng núi cao, độ dốc lớn, cây rừng bị đốn hạ nhiều, thảm thực vật ít, lòng sông và khe suối nhỏ thì nguy cơ xẩy ra lũ ống, lũ quét rất lớn. Qua theo dõi nhiều năm ở Nghệ An hiện đang có 17 xã của 6 huyện miền núi cao có 280 điểm cảnh báo dễ bị lũ ống, lũ quét làm ảnh hưởng tới 2575 hộ dân với khoảng trên 15.000 dân, trong đó nhiều nhất là các huyện: Huyện Kỳ Sơn có các xã: Mường Típ, Mường Ải, Mỹ Lý, Na Ngoi, Nậm Cắn, Keng Đu. Tương Dương có: Yên Tĩnh, Yên Na, Nga My, Xiêng My, Mai Sơn, Lưu Kiềm. Quế Phong có: Tri Lễ, Thông Thụ, Nậm Giải, Nậm Nhoáng, Quang Phong…
Những địa phương có nguy cơ nói trên phải thường xuyên cảnh giác khi có mưa to, mưa kéo dài, lượng mưa lớn phải cảnh báo ngay cho dân biết và hướng dẫn biện pháp phòng tránh tốt nhất cho người và vật nuôi.
Hai: Mùa đông năm nay được dự báo rét đến sớm hơn, rét đậm và rét hại xẩy ra nhiều, nhiệt độ không khí thấp hơn TBNN từ 0,5 – 1,00C. Vì vậy bà con nông dân cần chủ động phòng chống rét cho trâu, bò, nhất là vùng núi cao và chuẩn bị thức ăn thô cho gia súc trong mùa đông không chăn thả được.
Ba: Các đợt rét đậm, rét hại xẩy ra nhiều trong mùa đông năm nay tập trung chủ yếu vào tháng 12 và từ trung tuần tháng 12 trở đi bà con nông dân ở một số địa phương bắt đầu ra đồng gieo mạ xuân trà sớm. Vì vậy đề nghị ngành nông nghiệp và UBND các huyện, thành, thị có biện pháp chỉ đạo các cơ sở sản xuất và bà con nông dân không vội vàng xuống giống, ra mạ hay gieo sạ lúa vào những ngày giá rét nhất trong tháng 12 sẽ làm mất giống trong lúc khả năng nguồn giống lúa cung ứng cho sản xuất vụ đông xuân năm 2021 – 2022 có thể khan hiếm do ảnh hưởng của dịch bệnh CoVid-19. Cũng theo dự báo của ngành khí tượng thủy văn thì vụ xuân năm nay kể từ tháng 2 năm 2022 trở đi nhiệt độ không khí khá cao không ảnh hưởng tới sự phát triển của cây lúa. Vì vậy không nên vội vàng gieo mạ sớm vào những ngày giá rét nhất