Một số lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ

Thứ hai - 28/09/2020 20:52
(Hội NDNA) - Phân hữu cơ là một trong những loại phân quan trọng, không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của cây. Thế nhưng hiểu đúng về nó và sử dụng như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả tốt nhất lại là vấn đề chưa được nhiều người quan tâm. Khi sử dụng phân hữu cơ lưu ý 1 số điểm sau đây để sử dụng phân hữu cơ hợp lý và hiệu quả hơn.
– Với phân xanh, phân chuồng: lưu ý không được sử dụng những loại phân chưa hoai mục. Phân rác, phân tươi không nên bón trực tiếp vào ruộng, vào cây. Lý do là phân chưa hoai mục sẽ làm chua đất vì còn 1 thời gian phản ứng trong đất trước khi phân hủy, sẽ gây tác hại rất nhiều. Đặc biệt là phân chuồng, phân bắc chưa qua ủ sẽ đưa mầm mống vi sinh có hại vào đồng ruộng, rất nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy tuyệt đối không sử dụng những loại phân này không đúng cách.

– Với phân trùn quế: có thể sử dụng trực tiếp. Phân trùn quế có ưu điểm là an toàn, sạch bệnh, không phải qua giai đoạn ủ. Bón phân trùn quế có thể tiết kiệm chi phí phân hữu cơ rất nhiều vì 1kg phân trùn quế có tác dụng tương đương 3 -5kg phân chuồng hoai mục. Phân trùn quế là chất hữu cơ vi sinh được đánh giá tốt nhất trong tự nhiên, do có chứa hệ vi sinh vật có ích với số lượng lớn, bổ sung cho đất lượng vi sinh vật phong phú.

– Thời điểm bón phân hữu cơ cho đất: Phân hữu cơ là loại phân giúp làm tốt rễ và cải tạo đất. Do vậy việc đầu tiên là phải bón sớm vào đất (bón lót). Đối với cây ăn trái, sau khi cắt cành, tạo tán nên bón phân hữu cơ. Đối với cây thanh long trước khi đốt đèn chuẩn bị cho ra trái đợt mới bao giờ cũng phải bón phân hữu cơ vào đất, tăng cường kèm theo đó là những loại phân tốt rễ như phân lân hoặc phân silic, phân vôi… để giúp cải tạo đất và giúp bộ rễ có điều kiện đầy đủ dưỡng chất sẽ phát triển tốt hơn. Đợt bón quan trọng nhất là bắt đầu vụ mới phải bón, và bón càng nhiều càng tốt. Sau đó suốt trong 1 năm bà con nên bón bổ sung nhiều đợt.Tùy theo tính chất của phân hữu cơ bà con có thể bón nhiều hoặc ít. Vì phân hữu cơ có tác dụng giữ phân, giữ nước, giúp cho bộ rễ lúc nào cũng tơi xốp và dễ hấp thu dinh dưỡng.

- Sử dụng cho rau màu: Bắt buộc phải ủ hoai.

- Bón cho cây lâu năm: Có thể ủ bán hoai mục hoặc ủ hoai. Nếu không ủ mà bón

trực tiếp vào đất dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc hữu cơ, đặc biệt quá trình phân giải trong điều kiện đất yếm khí (thiếu oxy).

Nếu phân đã hoai bạn có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc. Tùy vào mục đích cải tạo đất hoặc cung cấp chất dinh dưỡng mà bạn lựa chọn loại phân hữu cơ cho phù hợp.

Chất hữu cơ trong đất sẽ bị phân giải theo thời gian, đặc biệt vùng nhiệt đới ẩm gió mùa như nước ta thì khả năng phân giải càng mạnh mẽ, chất hữu cơ sẽ suy giảm nhanh chóng. Do đó, chúng ta cần phải bón hữu cơ duy trì hằng năm (kể cả đất giàu hữu cơ). Nếu đất bị suy giảm chất hữu cơ trầm trọng/kiệt quệ chất hữu cơ thì rất khó để phục hồi, và đòi hỏi nhiều thời gian cũng như công sức. Bên cạnh đó, đất suy thoái chất hữu cơ, sức sản xuất kém, dẫn đến hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Nếu nhà vườn sử dụng phân hữu cơ có hàm lượng đạm cao thì phải giảm bớt phân hóa học, theo các chuyên gia nếu sử dụng song song hai loại phân này với liều lượng cao sẽ dẫn đến tình trạng thừa đạm, kết quả các chồi non sẽ phát triển vào mùa hè và mùa thu sẽ mang nhiều lá, cây sẽ cho ít trái và những trái cây sẽ chậm chuyển màu khi chín.
 

Nguyễn Tuân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập81
  • Hôm nay9,666
  • Tháng hiện tại326,699
  • Tổng lượt truy cập14,980,593
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây