Nghệ An: Gác bằng kiến trúc sư, 9X về chơi với những gốc cây kì dị

Thứ tư - 31/07/2019 23:00
undefined
undefined
Với kiến thức có được tại trường đại học Kiến Trúc Hà Nội, cùng với niềm đam mê và khát vọng làm giàu, chàng kiến trúc sư trẻ Nguyễn Văn Hà (SN 1991) trú ở xóm 13, xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã vượt qua nhiều thử thách để trở thành ông chủ của cơ sở chế tác gỗ lũa, hàng năm lãi ròng gần 400 triệu đồng/ năm. Nhiều người nói vui anh Hà về quê chơi với gốc cây mà vẫn ra tiền.

Gác bằng đại học theo đuổi đam mê

 

Những năm học cấp 3 trường huyện, Nguyễn Văn Hà khác với những đứa trẻ cùng trang lứa; ngoài việc học tập Hà còn thường xuyên cùng bố bằng rừng lội suối đi tìm và mua gỗ lũa về tự máy mò chết tác. Do thời gian đầu, chưa có kiến thức cũng như tầm hiểu biết sâu rộng về các sản phẩm được chế tác từ gỗ lũa nên những sản phẩm của anh chưa thế bán ra thị trường.

 

“Lúc đó dù tôi có lòng đam mê, nhưng kiến thức cũng như cách cảm nhận ban đầu các sản phẩm chế tác từ gỗ lũa còn yếu nên mỗi khi làm xong sản phẩm thì mọi người đánh giá chưa đạt. Bản thân mình cảm nhận còn thiếu sót rất nhiều, lúc đó tôi cũng chán nản lắm. Nhưng dần dần, tôi đã vượt qua những nhược điểm đó và để có được những sản phẩm tốt như ngày hôm này ” anh Nguyễn Văn Hà chia sẻ.  

 

 

Cũng chính niềm đam mê đó mà Nguyễn Văn Hà đã thi đậu vào trường đại học Kiến Trúc Hà Nội. Tại trường, bằng kiến thức đã học cũng sự tìm tòi sáng tạo Hà vẫn miệt mài theo đuổi niềm đam mê chế tác gỗ lũa của mình. Tốt nghiệp xong, Hà quyết định về quê hương lập nghiệp bằng việc lập xưởng chế tác các sản phẩm từ gỗ lũa.

Thời gian đầu, do thiếu vốn cũng như cộng sự nên Nguyễn Văn Hà rong ruổi một mình ở những huyện miền Tây xứ Nghệ để tìm và mua những khúc gỗ lũa, gốc gỗ lũa để về chế tác. “Thời điểm này, rất vất vả. Tôi phải một mình đi lên các huyện miền núi để tìm kiếm nguồn hàng. Không có tiền, tôi lại leo rừng, lội suối nhằm tìm những gốc cây  chết ưng ý để rồi thuê người chở về nhà. Thời gian đó, đêm tôi ngủ trong rừng, ngay thì leo rừng lội suối để đi tìm gỗ lũa. Khi tìm được gốc cây gỗ lũa ưng ý thì mọi mệt nhọc như bị lãng quên và thôi thúc tôi tiếp tục thực hiện bằng được ước mơ và niềm đam mê của mình” anh Hà cho hay.

 

 

Có đủ sản phẩm để về chế tác, Nguyễn Văn Hà bắt đầu tìm tòi, học hỏi từ những người đi trước, tìm hiểu thêm trên mạng cùng những kiến thức đã học được tại trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà dần dần cảm nhận cái hồn của các sản phẩm và tạo hình sống động của tự nhiện ở từng khúc gỗ, cục gỗ đã chết...

 

Từ những gốc cây gỗ lũa, gỗ mục vô tri vô giác, xù xì với dấu vết của thời gian Nguyễn Văn Hà cùng với những người thợ của mình thổi hồn, chế tác thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao như bức tượng thần tài, tùng lộc, rồng, rắn, cóc, rùa, sư tổ đạt ma… và cả những đồ dùng được đó là bàn, ghế nên rất được khách hàng ưa chuộng.

 

 

Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Văn Hà cho biết: “Mỗi sản phẩm gỗ lũa từ lúc chế tác đến lúc hoàn thiện phải mất từ 10 đến 20 ngày lao động, tuy nhiên tùy theo sản phẩm to nhỏ khác nhau. Đặc biết, có những sản phẩm gỗ lũa tâm huyết mà có thể cả một năm hay 5 năm cũng không thể hoàn thành vì đó chính là nghệ thuật..”

 

Thành quả ngọt ngào

 

Từ khi các sản phẩm của anh được người chơi đón nhận, cơ sở chế tác gỗ lũa của anh Nguyễn Văn Hà ngày càng được nhiều người quan tâm, đến thăm quan và đặt hàng. Các sản phẩm chế tác tại đây khi hoàn thành đều có người liên hệ để mua ngay.

 

Được biết, tại cơ sở chế tác gỗ lũa của anh Hà tượng đắt nhất tại cơ sở sản xuất của Hà có giá trên 100 triệu đồng, có trọng lượng hơn 1 tấn; còn trung bình thì giá bán 10 triệu đồng/ sản phẩm. Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng với khối óc linh hoạt nên từ nghề đã đem về cho Hà tổng doanh thu gần 1 tỷ đồng/năm, sau khi trừ các khoản chi phí thu lãi 360 triệu đồng.  Ngoài ra anh còn tạo công ăn việc làm cho gần 10 thợ, thu nhập bình quân gần 10 triệu đồng/người/tháng.

 

Trao đổi với Dân Việt, anh Hồ Sỹ Hoàng - một người thợ chế tác gỗ lũa cho hay: “Tôi đã làm việc tại xưởng của anh Nguyễn Văn Hà được hơn 2 năm nay, tôi cảm nhận anh ấy là người có tâm huyết, rất am hiểu về nghệ thuật, có nhiều ý tưởng sáng tạo độc đáo khiến sản phẩm mỗi khi hoàn thành đều có cái hồn riêng của nó. Đặc biêt, anh rất tâm lý với thợ, những người thợ nào yếu kém đều được anh tận tình chỉ dạy và yêu cầu tìm hiểu và cảm nhận riêng cho các ý tưởng của mình...”

 

 

Hiện tại, các sản phẩm của cơ sở chế tác đồ gỗ lũa của anh Nguyễn Văn Hà đã có mặt ở các thì trường trong tỉnh và ngoài tỉnh Nghệ An, đặc biệt là thị trường khó tính Hà Nội. Những sản phẩm gỗ lũa theo đánh giá của Hà có thể đi triển lãm nhiều nơi như bức tượng cụ rùa với tên gọi Việt Nam trường tồn có dáng hình đất nước sắc nét, tượng "Con Rồng Cháu Tiên", Nhất tâm hướng Phật...

 

Trong khi đó trao đổi với Dân Việt, anh Hồ Văn Thiết – Bí thư đoàn xã Quỳnh Lâm nhận xét: Chế tác gỗ lũa của đồng chí Hà là một mô hình mới, thành công đầu tiên ở xã Quỳnh Lâm. Sắp tới đoàn xã sẽ đưa mô hình này vào những mô hình thanh niên phát triển kinh tế của xã, để tổ chức cho đoàn viên thanh niên ở chi đoàn khác đến thăm quan, học hỏi nhân rộng mô hình nếu có đủ điều kiện.”

 

Cảnh Thắng (Nguồn: DanViet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay8,681
  • Tháng hiện tại325,714
  • Tổng lượt truy cập14,979,608
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây