Bước 1 . Chuẩn bị vị trí và nguyên liệu ủ
- Lựa chọn vị trí ủ
- Nguyên liệu: bã Dong riềng/bã Nghệ; chế phẩm vi sinh; các chất phụ gia: vôi bột, mật rỉ đường (đường vàng), đạm, lân, kali, phân chuồng (phân gia súc gia cầm: Trâu, bò, lợn, dê…vịt, gà, ngan …) hoặc thân, lá Dong riềng/thân, lá Nghệ.
+ Thiết bị, dụng cụ
Bước 2 . Xử lý nguyên liệu
+ Bã Dong riềng/bã Nghệ được xử lý làm khô giảm độ ẩm (độ ẩm 50-60%).
+ Chế phẩm vi sinh: xử lý theo khuyến cáo in trên bao bì, nhãn mác của chế phẩm được chọn.
Bước 3. Phối trộn nguyên liệu tạo đống ủ
+ Phối trộn nguyên liệu đã xử lý với chế phẩm vi sinh và các chất phụ gia tạo thành đống ủ theo hình khối chữ nhật hoặc hình nón cụt nhưng không được nén chặt, sau đó dùng bạt tối màu che phủ kín bề mặt đống ủ để nhiệt độ tăng dần lên 40 đến 500C.
+ Phủ bạt đống ủ để che mưa nắng và giữ nhiệt cho đống ủ. Bước 4 – Bước 4. Theo dõi, đảo trộn đống ủ
+ Sau khi ủ từ 7-10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn lần 1 và nếu nguyên liệu khô cần tưới bổ sung nước, nếu quá ướt dùng cây hoặc cào khêu cho đống phân thoáng khí thoát hơi nhanh.
+ Đảo trộn định kỳ từ sau 7-10 ngày tiếp theo (2-3 lần)
Bước 5. Kiểm tra độ chín đống ủ
+ Sau 45 – 60 ngày kiểm tra đọ chín và tính chất cảm quan của phân ủ nếu thấy hỗ hợp nguyên liệu hoai hoàn toàn là được. Phân hoai tạo mùn, tơi xốp, không có mùi hôi. Sản phẩm tạo ra là phân hữu cơ.