Ngân hàng Chính sách Xã hội “bà đỡ” cho bà con nông dân vùng khó khăn

Chủ nhật - 07/11/2021 09:38
(Hội NDNA) - Tính đến nay, Hội Nông dân huyện nhận quản lý ủy thác tổng nguồn vốn 141,732 tỷ đồng, với 90 tổ TK&VV cho gần 3.200 thành viên có dư nợ. Trong đó, nguồn vốn sản xuất kinh doanh vùng khó khăn hơn 37,5 tỷ đồng, đây là nguồn vốn được đầu tư vào các mô hình phát triển kinh tế cho các hộ gia đình mang lại hiệu quả cao, chủ yếu về trồng trọt và chăn nuôi.
Trong những năm qua, qua kênh của Hội Nông dân quản lý, có hơn 3 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH để phát triển sản xuất; nâng cao thu nhập, giảm nghèo và từng bước vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đã góp phần giúp nhiều nông hộ có thêm nguồn lực xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả.
 
tham mo hinh su dung von vay de chan nuoi bo o nghia trung
Mô hình chăn nuôi bò ở Nghĩa Trung từ nguồn vay vốn Ngân hàng chính sách


Gia đình ông Chu Văn Lĩnh ở xóm Đồng Song, xã Nghĩa Yên vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để đầu tư ban đầu mô hình chăn nuôi lợn nái từ năm 2017. Mặc dù trong điều kiện dịch tả lợn Châu phi xảy ra trên địa bàn thời gian qua, nhưng do làm tốt công tác phòng dịch tốt, vì thế đàn lợn của nhà ông Lĩnh vẫn đảm bảo phát triển tốt, không bị ảnh hưởng. Gia đình ông Lĩnh đến nay nuôi 03 con lợn mạ, bình quân mỗi con đẻ 2 lứa/năm, mỗi lứa từ 10 - 12 con, giá xuất chuồng bình quân 2 triệu đồng/con, như vậy sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu về lợi nhuận từ 100 - 120 triệu đồng/năm. Ông Lĩnh cho biết: “Nhờ nguồn vốn vay NHCSXH, tôi có vốn để đầu tư chăn nuôi lợn nái, cho thu nhập ổn định, có thêm nguồn kinh tế để xây dựng các công trình sử dụng trong gia đình cũng như đầu tư thêm cho con ăn học. Ngoài ra, còn được Hội Nông dân xã giới thiệu tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh nên gia đình yên tâm để phát triển chăn nuôi”.
 
tu tien ban de ba nga dau tu them de trong oi

Từ nguồn vốn vay bà Nguyễn Thị Nga đầu tư thêm để trồng ổi

Cũng như gia đình ông Lĩnh, bà Nguyễn Thị Nga ở làng Canh Yên, Nghĩa Yên được vay 30 triệu từ chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để đầu tư chăn nuôi dê sinh sản. Bà Nga chia sẻ, từ nguồn vốn vay, bà đầu tư mua 8 con dê giống (01 con dê đực và 7 con dê cái) để nuôi, tận dụng nguồn lao động của gia đình cũng như đặc điểm của địa bàn, mỗi năm bán được từ  15 - 20 con, thu về lợi nhuận đạt 30 - 40 triệu đồng/năm. Hiện nay, đàn dê của gia đình bà phát triển và có đến 40 con. Lợi ích từ chăn nuôi dê, bà Nga đã có thêm điều kiện để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các vật dụng thiết yếu để sinh hoạt trong gia đình cũng như nuôi con ăn học.



Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Yên cho biết: "Hội đang quản lý nguồn vốn ủy thác của NHCSXH với tổng dư nợ hơn 8,3 tỷ đồng, trong đó, chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn chiếm 61% tổng dư nợ. Chương trình cho vay lãi suất ưu đãi, đặc biệt là thời gian cho vay dài (tối đa 5 năm), giúp bà con yên tâm lao động sản xuất, giảm áp lực trả nợ. Nhờ đó, đồng vốn được tận dụng hiệu quả, giúp bà con xây dựng mô hình kinh tế ổn định. Chương trình cho vay này của NHCSXH đang phát huy vai trò đòn bẩy, hỗ trợ nhiều hộ dân trên địa bàn phát triển các mô hình kinh tế. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển ngày một bền vững”.

Tính đến nay, Hội Nông dân huyện nhận quản lý ủy thác tổng nguồn vốn 141,732 tỷ đồng, với 90 tổ TK&VV cho gần 3.200 thành viên có dư nợ. Trong đó, nguồn vốn sản xuất kinh doanh vùng khó khăn hơn 37,5 tỷ đồng, đây là nguồn vốn được đầu tư vào các mô hình phát triển kinh tế cho các hộ gia đình mang lại hiệu quả cao, chủ yếu về trồng trọt và chăn nuôi. Nguồn vốn này cơ bản đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn của bà con trên địa bàn, tạo điều kiện cho Hội thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hoạt động hỗ trợ bà con nông dân, giúp bà con có thêm nguồn vốn yên tâm đầu tư và có thể xoay vòng nguồn vốn. Qua đó, phát huy vai trò tiếp sức cho nông hộ làm kinh tế thuận lợi hơn.
huy dong tk n son
Huy động sổ tiêt kiệm ở Nghĩa Sơn

Từ các nguồn vốn vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội, cùng với các chính sách khác của Đảng và Nhà nước, chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện thời gian qua góp phần cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh hoạt động phát triển kinh tế, hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thì các hoạt động như xây dựng tổ TK&VV bền vững và sinh hoạt cộng đồng, huy động tiền gửi tiết kiệm theo lãi suất thị trường…ở các xã, thị trấn đã thể hiện được các hoạt động xã hội ngày càng mạnh mẽ của các tổ chức nhận ủy thác trong quá trình phối hợp với Ngân hàng CXSH. Góp phần giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn thời gian qua và trong thời gian tiếp theo.

Đặng Thị Thúy Hà

Phó Chủ tịch - Hội Nông Dân huyện Nghĩa Đàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập355
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm354
  • Hôm nay19,975
  • Tháng hiện tại678,920
  • Tổng lượt truy cập16,553,510
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây