Tại lớp tập huấn, các học viên được chuyên gia Nguyễn Thị Vịnh - giảng viên Trường cao đẳng nông nghiệp Bắc bộ truyền đạt các chuyên đề: Khái niệm chung về làng và làng nghề; vấn đề chung về tài nguyên và môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; xây dựng thương hiệu làng nghề; tổ chức nhận diện thương hiệu các làng nghề; Đánh giá tiềm năng, thế mạnh và xây dựng phương án mở rộng phát triển làng nghề, dịch vụ gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường; Giới thiệu một số công nghệ sản xuất tiên tiến trong sản xuất gắn với phát triển làng nghề theo hướng bền vững.
Hiện nay, du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương. Phát triển du lịch ở các làng nghề truyền thống giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động nông thôn, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Các học viên trình bày phương án phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
Lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức cho cho đội ngũ cán bộ hội nông dân cơ sở, hội viên nông dân là các thành viên của các làng nghề nắm vững kiến thức về sản xuất kinh doanh các sản phẩm của làng nghề với bảo vệ môi trường và phát triển du lịch; đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng và sản phẩm OCOP; xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Các học viên sôi nổi thảo luận nội dung tập huấn
Sau buổi, các học viên được tham quan học tập kinh nghiệm tại làng nghề sản xuất mộc Tĩnh Gia, xã Thái Sơn huyện Đô Lương và làng nghề mây tre đan xuất khẩu Kẻ Cuồi, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành (hình ảnh)