Chú trọng tuyên truyền, vận động
Xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng, then chốt của tổ chức Hội trong bảo vệ môi trường. Hàng năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, đồng thời chỉ đạo Hội Nông dân các cấp xây dựng kế hoạch thực hiện.
Với quan điểm chỉ có thay đổi về nhận thức thì mới có hành động tích cực, các hoạt động tuyên truyền đã được các cấp hội nông dân đẩy mạnh. Các hình thức tuyên truyền đa dạng, linh hoạt thu hút đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia như: Hội Nông dân tỉnh tổ chức Lễ phát động và ra quân làm sạch môi trường biển; Tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường”, “Ngày Môi trường thế giới”, “Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn”; Tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho hội viên, nông dân; tọa đàm, trao đổi tại sinh hoạt Câu lạc bộ, sinh hoạt chi, tổ Hội, tuyên truyền trên Bản tin Tiếng Nói nhà nông, Website Hội Nông dân tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng…
Đồng chí Nguyễn Quang Tùng- Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh phát động “Chiến dịch nông dân Nghệ An chung sức làm sạch môi trường biển” tại xã Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu.
Thiết thực chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ban hành Kế hoạch phối hợp tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia tuần lễ làm sạch môi trường; Thông qua đó, hai ngành đã phối hợp chỉ đạo các cấp hội trong tỉnh 212 cuộc tuyên truyền nâng cao ý thức thực hiện nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường; các công trình xanh, sạch, đẹp, không rác thải tại các địa phương, đơn vị ,phát động được 898 hoạt động với hơn 83.594 cán bộ, hội viên hội nông dân, hội phụ nữ tham gia tuần lễ vệ sinh làm đẹp cảnh quan, môi trường: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thu gom và xử lý rác thải tại khu vực dân cư, đường làng, ngõ xóm, và các cánh đồng, đặc biệt là ở các điểm bỏ phiếu; tổ chức chỉnh trang các tuyến đường hoa, chăm sóc các hàng cây, vườn cây của Hội nông dân, Hội phụ nữ trồng. Từ các hoạt động trên đã góp phần vào kết quả thành công của cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Hội viên hội phụ nữ và nông dân tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường và trồng các tuyến đường hoa chào mừng cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 .
Phối hợp tổ chức hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật về sử dụng phân bón vi sinh, kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón an toàn hiệu quả, kỹ thuật trồng rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; xây dựng các mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi,... giúp nông dân dần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, ảnh hưởng xấu đến môi trường, chuyển sang sản xuất hiện đại, hiệu quả kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Từ đó, tạo sự chuyển biến tích cực cho hội viên, nông dân trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Nông dân tích cực tham gia làm sạch môi trường biển
Năm 2020, các cấp hội nông dân trong tỉnh tổ chức được 299 buổi tập huấn, truyền thông, tọa đàm gồm nhiều nội dung thiết thực liên quan đến bảo vệ môi trường, như: các kiến thức liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, tuyên truyền về cách dùng túi sinh học tự phân hủy trong sinh hoạt hàng ngày, cách phân loại rác và thu gom rác thải gia đình đúng... Công tác tuyên truyền, tập huấn đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thay đổi hành vi và thái độ về bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh.
Ở các khu vực miền núi, nông thôn, đời sống còn khó khăn nhưng hội viên, nông dân cũng đã dần hình thành được thói quen về bảo vệ môi trường với nhiều hoạt động phù hợp với từng địa bàn dân cư sinh sống. Đặc biệt, ở các vùng cao như Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương... những nơi có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cán bộ hội đã tích cực thực hiện phương châm “cầm tay chỉ việc”, tuyên truyền, vận động đi đôi với hướng dẫn các hộ sinh hoạt có nền nếp, sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, hướng dẫn các hộ làm chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, không xả thải ra môi trường; vận động xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Nhờ đó, mà nhiều hộ đã bỏ hẳn được những sinh hoạt mang tính phong tục tập quán lạc hậu, các hộ hội viên, nông dân đã biết chủ động hơn trong việc thực hiện nếp sống văn minh ngay tại nơi mình sinh sống, đảm bảo môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.
Nhiều mô hình hiệu quả
Để phong trào thực hiện hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh cũng giao các chỉ tiêu về xây dựng mô hình bảo vệ môi trường nông thôn, mỗi cơ sở phải xây dựng được một mô hình, để làm căn cứ xét thi đua cho các cơ sở Hội. Từ đó, các cơ sở Hội sẽ đề ra nhiều biện pháp, cách làm hay để thúc đẩy phong trào, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình điển hình về bảo vệ môi trường.
Cán bộ, hội viên nông tích cực hưởng ứng tham gia bảo vệ môi trường với nhiều cách làm mới, sáng tạo. Thông qua nhiều hình thức phong phú và bằng các hoạt động cụ thể, Hội Nông dân các cấp đã tổ chức phát động, nhân rộng và duy trì hoạt động các mô hình “Con đường nông dân tự quản xanh, sạch, đẹp”, “Thu gom rác thải trong cộng đồng dân cư”, mô hình “Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng”….
Nông dân thu gom thuốc bảo vệ thực vật ở xã Nghĩa Đức, Nghĩa Đàn
Đặc biệt, năm 2020, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phát động phong trào xây dựng hàng cây nông dân ơn Bác vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Bác. Đây là một trong những phong trào có ý nghĩa lớn, có sức lan tỏa mạnh, tạo hiệu ứng sâu rộng, kêu gọi nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng quê hương xanh, sạch, đẹp. Việc xây dựng hàng cây nông dân ơn Bác không chỉ là một hoạt động có ý nghĩa mà còn mang nhiều lợi ích. Qua đó tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cán bộ, hội viên nông dân về ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng; nâng cao vai trò của Hội Nông dân, cán bộ, hội viên trong việc trong việc tham gia bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường; Hình thành nét đẹp văn hóa, giáo dục đạo đức lao động, tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, lối sống hòa đồng giữa con người với thiên nhiên cho hội viên, nông dân.
Năm 2020, dược sự hỗ trợ của Trung tâm môi trường của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông tỉnh xây dựng mô hình “Nâng cao trách nhiệm của nông dân, ngư dân tham gia bảo vệ môi trường biển” ở Nghi Thiết Nghi Lộc. Tổ chức ra quân làm sạch môi trường biển tại xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) với sự tham gia của gần 300 cán bộ, hội viên, nông dân và lực lượng bộ đội biên phòng. Thông qua mô hình hỗ trợ: Lắp đặt 80 thùng chứa rác tại các đường dân sinh 03 xóm ven biển: Quyết Tâm, Hải Thịnh và xóm Rồng, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc. Hướng dẫn thành lập 05 Tổ tự quản vệ sinh môi trường tại xã Nghi Thiết
Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh Nghệ An thăm Mô hình sản xuất nước mắm sạch, an toàn bảo vệ môi trường tại phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò
Song song với xây dựng mô hình, Hội Nông dân các cấp còn tập trung vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, có nhiều mô hình hay từ những người nông dân chân chất được nhân rộng. Hội nông dân các cấp tích cực xây dựng và phát phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như mô hình trồng rau an toàn ở Nghi Long, mô hình nuôi; Mô hình “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà đen theo hướng an toàn sinh học” ở Mường Lống, Kỳ Sơn, Mô hình Trồng ổi theo hướng VietGap ở Thanh Hòa, Thanh Chương, Mô hình nuôi trồng thủy sản (Mô hình nuôi cá lồng bè) an toàn ở Nghi Quang, Nghi Lộc, Mô hình xuất nước mắm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở Phường Nghi Hải, tx Cửa Lò... Đồng thời, xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi nông - lâm kết hợp và phát triển bền vững; hướng dẫn nông dân ở các làng nghề sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.
Từ việc đa dạng hóa hoạt động theo hướng lựa chọn mô hình phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, nông dân, các mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường góp phần tạo dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Những việc làm cụ thể, thiết thực trên của các cấp Hội Nông dân tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết, thay đổi hành vi bảo vệ môi trường của cán bộ, hội viên, nông dân. Hội Nông dân thực sự là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ môi trường nông thôn, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng
Võ Văn Phong
Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội
Ý kiến bạn đọc