NÔNG NGHIỆP THỊNH VƯỢNG
NÔNG DÂN GIÀU CÓ
NÔNG THÔN VĂN MINH HIỆN ĐẠI
Hội Nông dân tỉnh Nghệ An
Cổng thông tin điện tử
Hội Nông dân tỉnh Nghệ An
Cam “mắc màn” của hợp tác xã Thanh Đức tham gia hội chợ cam Vinh tại Hà Nội
Thứ năm - 28/11/2019 21:211.5390
Cam Thanh Đức còn được người tiêu dùng biết đến với cái tên rất đặc biệt cam "mắc màn" sắp tới đây sẽ ra mắt người dân thủ đô tại Hội chợ Cam Vinh diễn ta tại Big C Thăng Long Hà Nội.
Hợp HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thanh Đức được thành lập năm 2018, tiền thân là đơn vị của Tổng đội thanh niên xung phong 2 đóng tại xã Thanh Đức huyện Thanh Chương. Những người dân ở đây đã trăn trở với nhiều loại cây trồng để phát triển kinh tế. Những năm gần đầy họ đã mạnh dạn trồng cam trên những vùng đất đồi và đã cho kết quả tốt.
Ban đầu, việc trồng và bán sản phẩm còn diễn ra nhỏ lẻ nên chưa tạo nên được hiểu quả rõ rệt cũng như danh tiếng của sản phẩm. Để thuận tiện cho việc sản xuất, kinh doanh cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm, được sự đồng ý của huyện và xã Thanh Đức, những người trồng cam đã đứng ra thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp. Từ khi có HTX, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành viên được thuận tiện hơn, nhất là đã liên kết với nhau và hoàn thành thủ tục quy trình dán tem sản phẩm.
Việc dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cam đã mở ra cơ hội cho cam Thanh Đức bước vào các siêu thị lớn, đến với nhưng thị trường khó tính không chỉ trong tỉnh mà còn vươn đến thị trường lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay HTX có 16 thành viên với 58ha trồng cam. Trong đó có 22ha cam ở độ tuổi 4-8 năm, độ tuổi cho năng suất và chất lượng cam quả tốt nhất. Sản lượng cam năm 2019, tính đến thời điểm này đã xuất bán được 500 tấn.
Theo ông Phạm Bá Nga - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Thanh Đức, ngay khi thành lập, dưới sự hỗ trợ của Chi cục Phát triển nông thôn Hợp tác xã áp dựng quy trình sản xuất thao hướng VietGap. Sau 1 năm xây dựng và triển khai, đầu năm 2019 Hợp tác xã đã được công nhận quy trình quản xuất chuẩn VietGap.
Để bảo vệ, phát huy bền vững thương hiệu Cam Tổng đội, người trồng cam trên địa bàn huyện Thanh Chương đang có nhiều giải pháp để có cam sạch, trong đó có việc "mắc màn" cho cam.
Với người trồng cam, khi gần đến mùa thu hoạch, sâu bọ thường chích vào làm thối cam khiến họ phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, đi bắt tay cả đêm để diệt và đuổi sâu bọ. Thế nhưng, từ khi "mắc màn" cho cam thì hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Cam không những giữ được hương vị mà còn sạch vì không có tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật".
Nói về việc "mắc màn" cho cam, ông Nga cho biết: Tuy đầu tư ban đầu hơi cao, nhất là chi phí đặt mua màn, thuê người bọc cam nhưng hiệu quả rất tốt, 100% diện tích cam được bảo vệ an toàn. Không cần sử dụng thuốc trừ sâu nhưng cam vẫn không bị hư hỏng bởi sự châm chích của sâu bọ. Bởi sản phẩm của HTX không chỉ hưởng đến sản xuất theo VietGap, mà còn hướng đến vấn đề An toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng.
Việc phủ màn lên cam lúc đầu gây sự chú ý của nhiều người dân trong xã. Ai cũng thấy lạ vì từ xưa tới nay chỉ diệt sâu bọ để bảo vệ cam bằng cách bắt tay, phun thuốc, thắp bóng điện, bọc quả bằng túi nilon... chứ chưa ai "mắc màn" cho cam cả. Nhưng sau một năm thực hiện mọi người mới thấy được hiệu quả của việc phủ màn. Tuy đầu tư ban đầu hơi cao, nhất là chi phí đặt mua màn, thuê người bọc cam nhưng hiệu quả rất tốt, 100% diện tích cam được bảo vệ an toàn. Không cần sử dụng thuốc trừ sâu nhưng cam vẫn không bị hư hỏng bởi sự châm chích của sâu bọ.
Ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương cho biết: Ngoài tăng cường tập huấn, chúng tôi hướng dẫn người dân thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nhất là khi cam có quả thì tuyệt đối không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sản phẩm phải sạch, với phương châm trồng cam gắn liền với sức khỏe của người tiêu dùng.
Chị Nguyễn Thị Hoa - một chủ vườn cho biết, gia đình chị có hơn 5ha cam, hiện 3 ha đã cho thu hoạch và 2 ha mới trồng ở năm thứ 2. Chủ yếu là cam xã Đoài và cam V2. Hiện nay, cam Xã Đoài đã bước vào giai đoàn chín rộ; với 3 ha dự tính năm nay xuất ra thị trường khoảng 60 tấn. Giá bán tại vườn hiện tại 30.000 - 35.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu được hơn 1,5 tỷ đồng.
Với cách làm bài bản, cận thận, chú trọng vào quy trình sản xuất và vấn đề đảm bảo sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng, cam của HTX Thanh Đức đã dân dần chiếm lĩnh được thị trường, tạo dựng dược uy tín đối với người tiêu dùng trong và ngoại tỉnh. Sắp tới đây, trong Hội chợ Cam Vinh 2019 diễn ra tại Hà Nội, cam "mắc màn" Thanh Đức sẽ có cơ hội mở rộng ra các thị trường lớn hơn./.