1. Cách ly và kiểm soát ra vào.
Cách ly là tạo ra khoảng cách để giữ cho vật nuôi, khu chăn nuôi không bị nhiễm bệnh bằng cách tránh xa những nguồn lây nhiễm như: Vật nuôi ốm, chết, mang trùng, con người, thức ăn nước uống, chất thải chăn nuôi, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi, động vật khác...
Cách ly và kiểm soát tốt ra vào được cho là biện pháp đầu tiên và có hiệu quả tốt nhất để đạt được mức độ ATSH cao. Nếu mầm bệnh không thâm nhập được vào chuồng nuôi, thì không thể xảy ra sự lây nhiễm.
Các việc cần làm để đảm bảo việc cách ly và kiểm soát ra vào:
- Cách ly vật nuôi mới mua về
- Cách ly vật nuôi ốm, nghi ốm
- Kiếm soát sự ra vào của ngưới chăn nuôi, khách viếng thăm
- Kiểm soát phương tiện ra vào; các dụng cụ, đồ vật mang vào chuồng nuôi
- Kiểm soát động vật khác, động vật trung gian, côn trùng…
- Kiểm soát con giống; thức ăn, nước uống.
2. Vệ sinh làm sạch
Giữ vệ sinh có nghĩa là quét dọn và làm sạch khu chăn nuô thường xuyên hoặc định kỳ. Để đảm bảo việc giữ vệ sinh cần:
- Quét dọn sạch sẽ chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng hàng ngày.
- Làm sạch những dụng cụ nhỏ như ủng, giày dép, dụng cụ chăn nuôi, xe cộ, nền, tường của chuồng nuôi,…
Để đảm bảo vệ sinh cá nhân và an toàn lao động cần:
- Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với vật nuôi và các nguồn lây bằng xà phòng và nước sạch.
- Bố trí ủng và quần áo bảo hộ lao động chuyên biệt cho khu vực nuôi; ngay tại chỗ ra vào để tiện sử dụng
3. Khử trùng
Là việc dùng các hóa chất khử trùng với nồng độ đảm bảo để tiêu diệt mầm bệnh. Có rất nhiều chất sát trùng có thể diệt mầm bệnh, với điều kiện:
- Được sử dụng đúng nồng độ (như nhà sản xuất khuyến cáo)
- Tiếp xúc đủ lâu với bề mặt cần khử trùng đã được vệ sinh, làm sạch