Hướng dẫn công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội chi hội nông dân

Thứ ba - 05/07/2022 22:56
(Hội NDNA) - Ngày 31/3/2022, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 438-HD/HNDTW về công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội chi hội nông dân. Căn cứ tình hình thực tế, để cụ thể hóa nội dung của Hướng dẫn tới các cấp hội nông dân trong tỉnh, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành Hướng dẫn số 07-HD/HNDT ngày 5/7/2022 về công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội chi hội nông dân.
* Về nhiệm kỳ đại hội, thời gian đại hội

 - Nhiệm kỳ đại hội: Thống nhất trong toàn hệ thống, đại hội chi hội nhiệm kỳ kế tiếp là 2023- 2028 (các chi hội đã đến thời gian tổ chức đại hội được phép kéo dài để thống nhất nhiệm kỳ là 2023- 2028).

 - Thời gian đại hội: Đại hội chi hội tổ chức trong thời gian 1/2 ngày; thời điểm tiến hành trong Quý I, năm 2023.

* Về tên gọi đại hội

 Thống nhất tên gọi đại hội là “Đại hội chi hội nông dân + tên địa phương tổ chức đại hội + nhiệm kỳ 2023 – 2028”.

* Về nội dung đại hội

-  Đại hội chi hội nhiệm kỳ 2023- 2028 thực hiện 4 nội dung: (1) Tổng kết thực hiện nghị quyết đại hội chi hội nhiệm kỳ qua; xác định chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ mới 2023- 2028; (2) kiểm điểm hoạt động của ban chấp hành trong nhiệm kỳ (đối với những nơi có ban chấp hành), kiểm điểm hoạt động của chi hội trưởng, chi hội phó (đối với những nơi không có ban chấp hành); (3) bầu ban chấp hành nhiệm kỳ 2023- 2028; (4) bầu đại biểu dự đại hội hội nông dân cơ sở.

- Các chi hội nông dân nghề nghiệp do mới thành lập nên không tổ chức đại hội, chỉ tổ chức hội nghị toàn thể hội viên tiến hành các nội dung: (1) Đánh giá kết quả hoạt động từ ngày thành lập đến thời điểm tổ chức hội nghị; (2) bổ sung nhiệm vụ thời gian tiếp theo cho phù hợp với định hướng chung của cấp ủy và tổ chức hội; (3) thảo luận văn kiện đại hội hội nông dân cơ sở; (4) bầu đại biểu dự đại hội hội nông dân cơ sở.

* Về xây dựng dự thảo văn kiện đại hội

Dự thảo văn kiện đại hội gồm 4 loại văn bản chủ yếu: (1) báo cáo tổng kết công tác hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ qua, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; (2) báo cáo kiểm điểm ban chấp hành (đối với những nơi có ban chấp hành), kiểm điểm chi hội trưởng, chi hội phó (đối với những nơi không có ban chấp hành); (3) dự thảo nghị quyết đại hội; (4) Tổng hợp ý kiến đóng góp vào văn kiện đại hội hội nông dân cơ sở.

* Về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn nhân sự ủy viên ban chấp hành chi hội

Số lượng Ban Chấp hành

 Số lượng Ban chấp hành chi hội do ban thường vụ hội nông dân cơ sở quy định theo nguyên tắc:

- Chi hội có dưới 250 hội viên, bầu tối đa 5 ủy viên BCH, trong đó có chi hội trưởng và 1 – 2 chi hội phó.

- Chi hội có trên 250 hội viên, bầu tối đa 7 ủy viên BCH, trong đó có chi hội trưởng và 1- 3 chi hội phó.

 Cơ cấu ban chấp hành chi hội

Ban chấp hành chi hội gồm: Chi hội trưởng, chi hội phó, các tổ trưởng tổ hội, tổ hội nghề nghiệp; đại diện một số tổ chức khác có liên quan (nếu thấy cần thiết).

Tiêu chuẩn nhân sự ủy viên BCH chi hội

- Là hội viên nông dân, có phẩm chất, đạo đức và sức khỏe tốt;

- Nhiệt tình với công tác hội, có tinh thần trách nhiệm, uy tín, được cán bộ, hội viên, nông dân tín nhiệm;

- Có quan điểm đúng đắn, am hiểu công tác hội, nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Chi tiết tại:
Mời tải file: https://hoinongdannghean.org.vn/laws/detail/Huong-dan-cong-tac-chuan-bi-va-to-chuc-dai-hoi-chi-hoi-nong-dan-155/
 

Nguyễn Ngân - Phó Trưởng Ban

Ban Tổ chức - Kiểm tra

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm52
  • Hôm nay26,647
  • Tháng hiện tại943,300
  • Tổng lượt truy cập16,817,890
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây