Bón thêm Kaly và phun thuốc phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông trước khi lúa làm đòng
- Chủ nhật - 23/03/2025 23:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vụ lúa xuân năm nay, kể từ khi gieo cấy đến nay đã trên 60 ngày và hôm nay đại bộ phận diện tích lúa ở hầu hết các vùng trong tỉnh đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn đứng cái làm đòng. Nhưng, nhìn chung vụ lúa xuân năm nay theo phản ảnh của các địa phương và ý kiến của bà con nông dân cho rằng, so với các vụ lúa xuân trước đây, vụ lúa xuân năm nay cây lúa sinh trưởng, phát triển kém hơn.
Hiện tượng chung vụ lúa xuân năm nay đến thời điểm này cây lúa phát triển chậm hơn so với các vụ lúa xuân trước đây cơ bản là do diễn biến của thời tiết không mấy thuận lợi, cụ thể là: từ tháng 01 đến tháng 03 đã trải qua 10 - 11 đợt không khí lạnh tràn về, nhiệt độ không khí xuống thấp từ 16 - 180C, thời gian mỗi đợt không khí lạnh về thường kéo dài 2 - 3 ngày. Mỗi lần không khí lạnh về đều gây ra mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù dày đặc, trời âm u kéo dài suốt cả ngày và có khi kéo dài nhiều ngày do gặp thêm gió đông ẩm gây ra tình trạng thiếu ánh sáng nghiêm trọng để cây lúa đẻ nhánh, phát triển thân, lá. Ánh sáng đối với cây trồng nói chung, nhất là các loại cây trồng ngắn ngày như cây lúa càng vô cùng quan trọng để phát triển thân, lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông, chín!
Do đó, vụ lúa xuân năm nay nhìn chung sinh trưởng kém, phát triển chậm, đẻ nhánh ít hơn so với các vụ lúa xuân trước đây. Vụ lúa xuân năm nào thời tiết thuận lợi, nhất là có ánh sáng đầy đủ thì trên đồng ruộng lúa luôn luôn có một màu xanh vàng sáng. Ngược lại vụ xuân năm nào thiếu ánh sáng, như vụ xuân năm nay thì cây lúa có màu xanh đậm, hay còn gọi là xanh tối; màu xanh yếu, không khỏe. Chính màu xanh đậm này là cơ hội cho nấm bệnh đạo ôn phát sinh, phát triển trên cây lúa không thể tránh khỏi.
Về thời gian từ khi gieo cấy lúa đến nay đã trên dưới 65 ngày. Đối với hầu hết các giống lúa gieo cấy trong vụ xuân đều có thời gian sinh trưởng từ 125 - 130 ngày. Như vậy, tại thời điểm này các giống lúa đã bắt đầu vào giai đoạn đứng cái làm đòng và dự kiến trổ bông vào khoảng từ ngày 15 - 25 tháng 4 đối với các trà lúa gieo mạ để cấy ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu... và trổ từ ngày 20 - 30 tháng 4 đối với các trà lúa gieo sạ chủ yếu ở các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương... và các huyện miền núi.
Để đạt được năng suất lúa cao trong vụ xuân năm nay trước tình hình diễn biến của thời tiết như nói ở trên. Đề nghị các địa phương và bà con nông dân cần khẩn trương tập trung chăm sóc và phun thuốc phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông... trước khi lúa làm đòng, trổ bông bằng các biện pháp sau:
Thứ nhất: Không nên để nước trong ruộng quá lớn từ 5cm trở lên. Mực nước trong ruộng lúa thời gian này chỉ cần ở mức 3 - 5cm hoặc cạn hơn nữa, để lúa cứng cây không bị đổ khi lúa làm đòng, trổ bông, nếu gặp mưa dông và gió to.
Thứ hai: Vụ lúa xuân năm nay trước khi lúa đứng cái làm đòng nên hạn chế bón đạm, cần tăng cường bón thêm phân kaly, bình quân mỗi sào từ 3 - 4kg. Bón đủ, bón kịp thời phân kaly vào thời điểm này để làm thay đổi màu xanh đậm của cây lúa sang màu xanh - vàng - sáng, thể hiện cây lúa khỏe, cân đối dinh dưỡng (xanh màu của đạm, vàng màu của lân, sáng màu của kaly). Thời điểm này cây lúa rất cần kaly, vừa có tác dụng làm cho lúa cứng cây, ít bị đổ, vừa tăng tỷ lệ hạt chắc trên bông, vừa tăng khả năng kháng sâu bệnh.
Thứ ba: Chủ động phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông có thể xảy ra trên diện rộng trong vụ lúa xuân năm nay. Thời tiết âm u, mưa phùn, sương mù nhiều là điều kiện để nấm Pyricularia Oryzae gây ra bệnh đạo ôn trên lá lúa, sau đó chuyển sang gây hại ở cổ bông lúa, làm cho cả bông lúa lép 100%.
Hiện tại trên đồng ruộng tỉnh ta theo Chi cục Trồng trọt và BVTV cho biết đang có khoảng 5 - 7% diện tích lúa xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, trong đó có gần 200 ha bị khá nặng. Nhưng tại thời điểm này lá lúa đã già, khả năng xâm nhập và lây lan của bào tử nấm bệnh bị hạn chế. Nhưng, không vì thế mà bệnh đạo ôn không tiếp tục gây hại trên diện rộng. Rút kinh nghiệm từ vụ lúa xuân 2017 cả tỉnh có đến 12000 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông nặng, nhiều diện tích lúa gần như mất trắng. Vụ lúa xuân năm nay theo dự báo của chúng tôi, với xu thế thời tiết diễn ra như hiện nay và những ngày sắp tới trước khi lúa trổ, khả năng từ vết bệnh đạo ôn đã có sẵn trên cây lúa sẽ chuyển sang gây hại ở cổ bông, làm cho cả bông lúa lép hết. Nên nhớ rằng, một vết bệnh đạo ôn có thể phóng thích ra từ 2.000 - 6.000 bào tử nấm và phóng liên tục trong vòng 2 tuần thì mức độ gây ra bệnh trên diện rộng khó tránh khỏi, nếu chúng ta chủ quan không chủ động phun thuốc phòng chống bệnh trước khi lúa trổ.
Ông Lê Thế Hiếu - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp & Môi trường huyện Diễn Châu cho biết, trên toàn bộ diện tích lúa xuân của huyện hiện đã có khoảng 8 - 10% diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn lá. Để đề phòng nguy cơ có thể xảy ra bệnh đạo ôn cổ bông trên diện rộng, UBND huyện đã họp triển khai biện pháp phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông sớm để các cơ sở sản xuất tiến hành phun thuốc phòng trừ sớm bằng các loại thuốc Beam 75WP, Kabim 30WP, Filia 35 EC, phun theo hướng dẫn có ghi ở bao bì nhãn mác và khuyên bà con nông dân nên mua thuốc ở Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện để tránh mua phải thuốc kém chất lượng, thuốc giả.
Thứ tư: Những thửa ruộng nào, cánh đồng nào vừa qua có nhiễm bệnh đạo ôn lá và đã được phun thuốc phòng trừ rồi, nay cần được tiếp tục phun lại thuốc lần thứ 2 để đảm bảo an toàn trước khi lúa trổ bằng các loại thuốc đặc hiệu như bà con nông dân ở huyện Diễn Châu đã thực hiện nói trên. Khi phun thuốc cần lưu ý: Nên phun thuốc vào buổi trưa hay chiều khi trời không có mưa và sương mù nhiều làm trôi, giảm hiệu lực của thuốc. Những nơi nào vừa qua và cả hiện nay lúa bị nhiễm bệnh nặng thì chú ý phun thuốc đậm vào từ gốc lúa đến thân, lá lúa để đề phòng bệnh tái phát trở lại.
Thứ năm: Đề nghị UBND các huyện, thành, thị và UBND các xã, phường, thị trấn quan tâm đặc biệt công tác phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông cho cây lúa trước, trong và sau khi lúa trổ bông để có được một vụ lúa xuân thu hoạch trọn vẹn, an toàn, năng suất cao.
Do đó, vụ lúa xuân năm nay nhìn chung sinh trưởng kém, phát triển chậm, đẻ nhánh ít hơn so với các vụ lúa xuân trước đây. Vụ lúa xuân năm nào thời tiết thuận lợi, nhất là có ánh sáng đầy đủ thì trên đồng ruộng lúa luôn luôn có một màu xanh vàng sáng. Ngược lại vụ xuân năm nào thiếu ánh sáng, như vụ xuân năm nay thì cây lúa có màu xanh đậm, hay còn gọi là xanh tối; màu xanh yếu, không khỏe. Chính màu xanh đậm này là cơ hội cho nấm bệnh đạo ôn phát sinh, phát triển trên cây lúa không thể tránh khỏi.

Về thời gian từ khi gieo cấy lúa đến nay đã trên dưới 65 ngày. Đối với hầu hết các giống lúa gieo cấy trong vụ xuân đều có thời gian sinh trưởng từ 125 - 130 ngày. Như vậy, tại thời điểm này các giống lúa đã bắt đầu vào giai đoạn đứng cái làm đòng và dự kiến trổ bông vào khoảng từ ngày 15 - 25 tháng 4 đối với các trà lúa gieo mạ để cấy ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu... và trổ từ ngày 20 - 30 tháng 4 đối với các trà lúa gieo sạ chủ yếu ở các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương... và các huyện miền núi.
Để đạt được năng suất lúa cao trong vụ xuân năm nay trước tình hình diễn biến của thời tiết như nói ở trên. Đề nghị các địa phương và bà con nông dân cần khẩn trương tập trung chăm sóc và phun thuốc phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông... trước khi lúa làm đòng, trổ bông bằng các biện pháp sau:
Thứ nhất: Không nên để nước trong ruộng quá lớn từ 5cm trở lên. Mực nước trong ruộng lúa thời gian này chỉ cần ở mức 3 - 5cm hoặc cạn hơn nữa, để lúa cứng cây không bị đổ khi lúa làm đòng, trổ bông, nếu gặp mưa dông và gió to.
Thứ hai: Vụ lúa xuân năm nay trước khi lúa đứng cái làm đòng nên hạn chế bón đạm, cần tăng cường bón thêm phân kaly, bình quân mỗi sào từ 3 - 4kg. Bón đủ, bón kịp thời phân kaly vào thời điểm này để làm thay đổi màu xanh đậm của cây lúa sang màu xanh - vàng - sáng, thể hiện cây lúa khỏe, cân đối dinh dưỡng (xanh màu của đạm, vàng màu của lân, sáng màu của kaly). Thời điểm này cây lúa rất cần kaly, vừa có tác dụng làm cho lúa cứng cây, ít bị đổ, vừa tăng tỷ lệ hạt chắc trên bông, vừa tăng khả năng kháng sâu bệnh.
Thứ ba: Chủ động phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông có thể xảy ra trên diện rộng trong vụ lúa xuân năm nay. Thời tiết âm u, mưa phùn, sương mù nhiều là điều kiện để nấm Pyricularia Oryzae gây ra bệnh đạo ôn trên lá lúa, sau đó chuyển sang gây hại ở cổ bông lúa, làm cho cả bông lúa lép 100%.
Hiện tại trên đồng ruộng tỉnh ta theo Chi cục Trồng trọt và BVTV cho biết đang có khoảng 5 - 7% diện tích lúa xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, trong đó có gần 200 ha bị khá nặng. Nhưng tại thời điểm này lá lúa đã già, khả năng xâm nhập và lây lan của bào tử nấm bệnh bị hạn chế. Nhưng, không vì thế mà bệnh đạo ôn không tiếp tục gây hại trên diện rộng. Rút kinh nghiệm từ vụ lúa xuân 2017 cả tỉnh có đến 12000 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông nặng, nhiều diện tích lúa gần như mất trắng. Vụ lúa xuân năm nay theo dự báo của chúng tôi, với xu thế thời tiết diễn ra như hiện nay và những ngày sắp tới trước khi lúa trổ, khả năng từ vết bệnh đạo ôn đã có sẵn trên cây lúa sẽ chuyển sang gây hại ở cổ bông, làm cho cả bông lúa lép hết. Nên nhớ rằng, một vết bệnh đạo ôn có thể phóng thích ra từ 2.000 - 6.000 bào tử nấm và phóng liên tục trong vòng 2 tuần thì mức độ gây ra bệnh trên diện rộng khó tránh khỏi, nếu chúng ta chủ quan không chủ động phun thuốc phòng chống bệnh trước khi lúa trổ.
Ông Lê Thế Hiếu - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp & Môi trường huyện Diễn Châu cho biết, trên toàn bộ diện tích lúa xuân của huyện hiện đã có khoảng 8 - 10% diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn lá. Để đề phòng nguy cơ có thể xảy ra bệnh đạo ôn cổ bông trên diện rộng, UBND huyện đã họp triển khai biện pháp phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông sớm để các cơ sở sản xuất tiến hành phun thuốc phòng trừ sớm bằng các loại thuốc Beam 75WP, Kabim 30WP, Filia 35 EC, phun theo hướng dẫn có ghi ở bao bì nhãn mác và khuyên bà con nông dân nên mua thuốc ở Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện để tránh mua phải thuốc kém chất lượng, thuốc giả.
Thứ tư: Những thửa ruộng nào, cánh đồng nào vừa qua có nhiễm bệnh đạo ôn lá và đã được phun thuốc phòng trừ rồi, nay cần được tiếp tục phun lại thuốc lần thứ 2 để đảm bảo an toàn trước khi lúa trổ bằng các loại thuốc đặc hiệu như bà con nông dân ở huyện Diễn Châu đã thực hiện nói trên. Khi phun thuốc cần lưu ý: Nên phun thuốc vào buổi trưa hay chiều khi trời không có mưa và sương mù nhiều làm trôi, giảm hiệu lực của thuốc. Những nơi nào vừa qua và cả hiện nay lúa bị nhiễm bệnh nặng thì chú ý phun thuốc đậm vào từ gốc lúa đến thân, lá lúa để đề phòng bệnh tái phát trở lại.
Thứ năm: Đề nghị UBND các huyện, thành, thị và UBND các xã, phường, thị trấn quan tâm đặc biệt công tác phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông cho cây lúa trước, trong và sau khi lúa trổ bông để có được một vụ lúa xuân thu hoạch trọn vẹn, an toàn, năng suất cao.
(Hội NDNA) -