Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ

Thứ bảy - 17/08/2019 05:01
Mô hình trồng thanh long của ông Giang,( mặt áo trắng, đứng bên phải) mỗi năm thu nhập trên 30 triệu đồng.
Mô hình trồng thanh long của ông Giang,( mặt áo trắng, đứng bên phải) mỗi năm thu nhập trên 30 triệu đồng.
Khởi nghiệp từ 10 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay, ông Nguyễn Trường Giang, ấp Đất Sét, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã có gần 100 gốc thanh long ruột đỏ. Từ mô hình này, gia đình ông thu lợi nhuận trên 30 triệu đồng/năm.
Cách đây gần 4 năm, tình cờ nghe tư vấn về trồng cây thanh long ruột đỏ, ông tìm hiểu và mua cây giống trồng khu vực xung quanh nhà mình.
 
 
Qua vài vụ thu hoạch thấy rõ hiệu quả, ông mở rộng diện tích trồng trên 100 gốc thanh long, vì theo ông điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương hoàn toàn thích hợp với giống thanh long ruột đỏ.
 
 
Hiện nay, mỗi ngày vườn thanh long thu hoạch gần 50 kg trái, với giá bán 15 ngàn đồng/kg, trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu về trên 30 triệu đồng/năm. Ông dự định trồng hết diện tích đất vì thấy hiệu quả kinh tế cao.
 
 
Khi kinh tế phát triển ổn định, ông Giang cải tạo trên 1ha đất để nuôi tôm quảng canh truyền thống, cua, cá. Hơn 2 năm gia đình ông có tổng thu nhập từ mô hình trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt gần 200 triệu đồng/năm.
 
 
Chủ tịch UBND xã Phú Thuận Hồ Hởi nhận xét: “ Ông Nguyễn Trường Giang là người nông dân cần mẫn, cố gắng làm ăn, phấn đấu vươn lên trong sản xuất và có đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới”.
 
 
Tại địa phương, ông luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng thanh long với các hộ có nhu cầu phát triển kinh tế từ cây trồng này. Theo ông Giang, đây là cây dễ trồng, chi phí đầu tư không lớn, chăm sóc đơn giản, không sâu bệnh. Thanh long ra trái đều từ tháng 5 - 11 nên không bị áp lực đầu ra, bảo quản được lâu, vận chuyển dễ dàng.
 
 
Ông cho hay về kinh nghiệm phát triển kinh tế: Ở nông thôn, có vườn, ruộng, chỉ cần chịu khó lao động là có thể làm giàu. Trong đó, việc áp dụng khoa học kỹ thuật là vấn đề quan trọng, xu hướng ưa chuộng trên thị trường để làm hướng phát triển chủ đạo, bà con cần đầu tư thời gian, công sức thì hiệu quả kinh tế sẽ như mong muốn.
 
 
Có thể thấy, mô hình trồng thanh long ruột đỏ của ông Nguyễn Trường Giang đã mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo ở địa phương.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập83
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm77
  • Hôm nay9,068
  • Tháng hiện tại359,170
  • Tổng lượt truy cập15,013,064
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây