Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chủ động trong phòng chống lúa đổ do mưa bão

Chủ nhật - 08/05/2022 22:17
(Hội NDNA) - Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người nông dân ngoài đối mặt với các loại sâu, bệnh hại tấn công thì tình trạng mưa to gió lớn làm cho cây trồng đổ ngã nhất là cây lúa. Từ thực trạng này, các cấp Hội Nông dân huyện Nam Đàn đã làm tốt công tác vận động tuyên truyền cho người nông dân có sự chủ động hơn trong công tác phòng, chống hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro.
Vụ Xuân 2021-2022 toàn huyện Nam Đàn đã gieo cấy diện tích lúa 6.811 ha trong đó diện tích lúa gieo thẳng 4.118 ha, diện tích lạc gieo trỉa 519.5 ha, diện tích ngô gieo trỉa 1048,2 ha, diện tích rau màu các loại 713ha, diện tích cây khác: 330.2ha. Theo báo cáo nhanh của  Hội Nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nam Đàn  trong 2 ngày vừa qua do ảnh hưởng của không khí  diễn biến phức tạp gây mưa lớn trên diện rộng vào ngày 30/4 - 1/5/2022 đã làm nhiều diện tích cây  trồng vụ xuân nhất là cây lúa bị ngã, đỗ do mưa to, gió lớn. Do vậy các cấp hội Nông dân Nam  Đàn  đã  làm tốt công  tác tuyên  truyền cho bà con nông dân  khắc phục, cứu các diện tích lúa bị thiệt hại. Trong đó, diện tích lúa giai đoạn trổ chín đến đỏ đuôi, diện tích lúa giai đoạn trổ chắc xanh, sau khi tháo cạn nước trong ruộng cần tiến hành dựng lúa bằng cách túm (bối) 3-5 gốc lúa lại với nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ, vào chắc và chín. Đối với lúa làm đòng chuẩn bị trổ cần thoát nước nhanh, dựng lúa nếu bị đỗ rạp, sau khi thời tiết tạnh ráo tiến hành phun bổ sung phân bón lá siêu kali để cây lúa nhanh chóng phục hồi và thúc đẩy lúa trổ thoát.
 
1 1
Lúa trong giai đoạn làm nhân hạt bị đỗ nước đè trên lúa.
 
2 1
Cây ngô trong giai đoạn trổ cờ làm bong bị đỗ do mưa to gió lớn.

Để hạn chế thiệt hại về năng suất, sản lượng lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 do ảnh hưởng của mưa lớn và ngã đổ gây ra,  các cấp Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền các giải pháp trước mắt là tập trung lực lượng khơi thông dòng chảy, tiêu nước trong ruộng lúa để hạn chế hư hỏng do các nấm gây bệnh. Vận động bà con nông dân tiến hành bơm Kali để tăng sức đề kháng, độ cứng cho cây cũng như tăng cường kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh lem lép hạt, khô vằn, rầy nâu,…để phun trừ kịp thời, hạn chế thiệt hại.

Biện Văn An

Hội Nông dân huyện Nam Đàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập79
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm78
  • Hôm nay10,995
  • Tháng hiện tại361,097
  • Tổng lượt truy cập15,014,991
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây