Xác định khâu quan trọng trước tiên là phải nâng cao hiểu biết, thay đổi nhận thức cho hội viên nông dân, bởi muốn xây dựng thành công NTM phải có con người mới, cụ thể là người nông dân với tư duy mới, nhận thức mới và văn hóa mới. Bám sát sự chỉ đạo của Huyện ủy, triển khai tổ chức thực hiện của UBND huyện, Hội Nông dân huyện luôn tích cực phối hợp với UBND huyện và các ngành phát động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện phong trào thi đua “Nông dân thi đua xây dựng NTM” gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.
Hàng năm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, động viên nông dân hăng hái học nghề và tập huấn chuyển giao KHKTđể cao nhận thức, phát huy vai trò nòng cốt của người dân, khơi dậy và huy động sức mạnh tổng hợp của hội viên nông dân về phát triển sản xuất nông nghiệp. HND các cấp đã tích cực vận động, hướng dẫn hội viên tham gia phát triển kinh tế tập thể, liên kết sản xuất, mở rộng các hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân; tăng cường phối hợp với các trường và trung tâm để tổ chức dạy nghề bình quân hàng năm mở 23lớp học nghề ngắn hạn và tập huấn, chuyển giao KHKT 110 lớp thu hút trên11.000 lượt hội viên tham gia.
Mô hình trồng cam của ông Trương Văn Việt, xóm Đồng Trổ, xã Đồng Thành.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Hội đã tập trung truyên truyền, vận động nông dân áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nhất là đưa cơ giới hoá vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo cấy và thu hoạch, chuyển giao các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất như lúa QJ1 của tập đoàn TH, cam Xã Đoài, bưởi da xanh, bưởi diễn, nấm các loại. Triển khai xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Viet Gap, tổ chức cấp giấy chứng nhận, dán tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm như: Cam Đồng Thành 95 ha cho thu hoạch hàng năm gần 50 tỷ đồng; Nấm Yên Thành cho ra sản phẩm các loại 350 tấn giá trị đạt 17,5 tỷ đồng; Dứa và rau sản xuất trong nhà lưới ở Tân Thành; Cam Minh Thành 70 ha ( đạt tiêu chuẩn OCOP), Tiến Thành, Xuân Thành; Tinh bột nghệ Quang Thành và Bắc Thành; ngũ cốc Tân Thành ( đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao) và Gạo Thảo dược Công ty TNHH Khoa học Vĩnh Hòa. Sản xuất nông nghiệp truyền thống chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao đã xây dựng được 23 cánh đồng sản xuất lớn lúa chất lượng cao, 05 nhà lưới với diện tích 11.000 m2 tại các xã ( Tân, Bảo, Mỹ, Hồng Thành ). Đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với diện tích đạt trên 2.000 ha gồm các Công ty: Công ty Vật tư Nông nghiệp Nghệ An, Công ty giống cây trồng Thái Bình, Công ty Giống cây trồng Trung ương, Công ty Công nông nghiệp Thái Bình, Công ty INAD thuộc Tập đoàn TH, Công ty Khang Long, trại bò Nghi Lâm sản xuất ngô làm thức ăn chăn nuôi và Liên kết tập đoàn TH qui hoạch vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao QJ1 với 6.000 ha.
Chăn nuôi chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư sang chăn nuôi trang trại, gia trại, hình thành các khu chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ cao ở xã Tiến Thành, Tân Thành và Thọ Thành. Chất lượng giống vật nuôi ngày càng được nâng lên, trên 80% giống bò laisind, chăn nuôi bò vỗ béo hàng năm đạt trên 2.600 con, chăn nuôi trâu lấy thịt đạt trên 13.000 con/năm, lợn siêu nạc chiếm trên 50%. Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP được các chủ trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi áp dụng, gắn với xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Gà vườn rừng ở xã Tây Thành, quang Thành; mật ong Yên Thành ở xã Mỹ Thành... giúp đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hội Nông dân đã truyên truyền luật HTX năm 2012 đến mỗi hội viên hiểu và tích cực tham gia vào HTX, đẩy mạnh phát triển mới các hình thức sản xuất, đã thành lập thêm 13 hợp tác xã, đưa tổng số HTX trên địa bàn huyện là 47 HTX với 14.728 thành viên, trong đó Hội Nông dân huyện trực tiếp vận động hội viên thành lập 02 HTX: HTX sản xuất nấm đoàn kết tại xã Nam Thành với 12 thành viên, hàng năm sản xuất 350 tấn sản phẩm, doanh thu khoảng 17,5 tỷ đồng và HTX chăn nuôi tại xã Quang Thành với 24 thành viên, hộ có sản lượng thấp nhất là 6.000 con và cao nhất là 12.000 con gà/năm, tổng doanh thu đạt gần 20.4 tỷ/ năm, lợi nhuận khoảng 3 tỷ/năm. Các HTX đã chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp để ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã góp phần tăng thu nhập và tạo việc làm cho các thành viên HTX.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên trong phát triển sản xuất, kinh doanh, HND phối hợp với NHNN&PTNT và Ngân hàng Chính sách – xã hội huyện củng cố tổ tiến kiệm và vay vốn. Hội tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên về quy trình, thủ tục vay vốn, đồng thời hướng dẫn, tư vấn để các hộ dân sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế từng hộ gia đình. Tính đến nay, tổng vốn vay NHNN và PTNT đạt 69,8 tỷ cho 880 hộ; Ngân hàng Chính sách – xã hội dư nợ đạt 191 tỷ đồng cho 7.777 hộ vay; Qũy hỗ trợ nông dân các cấp 3,6 tỷ đồng xây dựng được 63 mô hình phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn được vay, nhiều hội viên nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, trở thành hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được các cấp công nhận và tuyên dương đạt cấp TW 35 hộ, cấp tỉnh 230 hộ, cấp huyện 2.650 hộ và cấp xã đạt 13.655 hộ.
Về phong trào xây dựng NTM, HND huyện chỉ đạo các cơ sở Hội chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên về tầm quan trọng việc xây dựng NTM gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh đô thị” HND các cấp tích cực vận động hội viên tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng các mô hình ở khu dân cư như: bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mô hình khu dân cư phòng, chống tội phạm, câu lạc bộ nông dân với an toàn giao thông ở xã Xuân Thành. Hàng năm, qua đánh giá có trên 87% hội viên nông dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa; tỷ lệ hội viên nông dân nghèo ngày càng giảm đến nay toàn huyện còn 1,92 %. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm ra”, HND huyện đã vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia đóng góp, ủng hộ được 4.100.382 m2 đất, 1.050.810 ngày công lao động và huy động được 1.239 tỷ đồng. Thông qua đó, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, nông dân, góp phần thành công trong quá trình xây dựng NTM cũng như phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thời gian tới, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các cấp Hội tiếp tục vận động hội viên, nông dân phát huy vai trò chủ thể trong 3 phong trào lớn của Hội Nông dân Việt Nam phát động để cũng cố, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã hoàn thành, đồng thời nỗ lực cùng địa phương xây dựng huyện Yên Thành đạt NTM nâng cao vào năm 2025 mà Nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đề ra.