Hội ND Thị trấn Đô lương hỗ trợ hội viên Nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

Thứ năm - 28/10/2021 21:19
(Hội NDNA) - Làng Vĩnh Đức, thuộc khối 7 Thị Trấn Đô Lương, huyện Đô Lương có tổng 45 hộ, 208 nhân khẩu, trong đó có 35 hộ làm nghề tráng bánh đa, 10 hộ làm nghề kẹo lạc truyền thống. Để sản phẩm của làng nghề đạt tiêu chuẩn OCOP, Hội Nông dân thị trấn Đô Lương hỗ trợ, đồng hành với bà con nông dân bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả.
Làng Vĩnh Đức ngày xưa thuộc xã Liên Sơn, huyện Đô Lương, có 45 hộ làm nghề truyền thống tráng bánh đa – nấu kẹo lạc, các hộ sản xuất hoàn toàn bằng công cụ thô sơ, chưa được tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, sản phẩm làm ra chưa được nhiều, mẫu mã chưa có, hiệu quả về kinh tế còn thấp, nhưng sản phẩm của người nông dân làm ra đã được người tiêu dùng trong và ngoài huyện ưa chuộng. Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện (khoá XX) nhiệm kỳ 2015 - 2020 và (khoá XXI) nhiệm kỳ 2020 - 2025 về xây dựng làng nghề và xây dựng mỗi đơn vị một sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn sinh học, Hội Nông dân thị trấn Đô Lương chủ động xây dựng kế hoạch đề xuất với Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện liên kết với Trung tâm hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An, các trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật mở các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân làm nghề bánh đa vừng, bánh đa nem, kẹo lạc.

Đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn vận động, hỗ trợ cho các hộ đầu tư trang thiết bị máy móc công nghệ tiên tiến dây chuyền sản xuất đồng bộ để sản xuất bánh đa – kẹo lạc có số lượng lớn, chất lượng đạt tiêu chuẩn cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, liên kết cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá.

 
lang nghe thi tran
Các sản phẩm làng nghề Vĩnh Đức được đưa vào các gian hàng siêu thị VinMart, tập đoàn Masan Group, các cửa hàng ở các tỉnh, thành phố trong nước  và nay đã vươn xa đến các nước Nhật Bản, Đài Loan, Singapore...
Bên cạnh đó cấp uỷ Đảng có chủ trương giao cho UBND Thị Trấn tập trung ngân sách đầu tư trên 4,2 tỷ đồng xây dựng khu sản xuất, kinh doanh tập trung thành làng nghề truyền thống với 32 kiot trên khuôn viên 6.000 m2, đã tạo cho Làng nghề thêm khởi sắc, có diện mạo mới, khang trang, sạch đẹp hơn.

Hiện nay làng nghề Vĩnh Đức có 45 hộ làm nghề, với159 lao động. Mỗi ngày làng nghề đã tiêu thụ 3 tấn gạo, cho ra lò 65.800 cái bánh đa vừng, 500 tệp bánh đa nem, tiêu thụ 3,7 tạ lạc nhân, 1,7 tạ mật mía với đường trắng, làm ra 500 gói kẹo lạc, cu đơ, 140 gói bánh ong và một số sản phẩm khác. Trải qua bao nhọc nhằn, vất vả nay các sản phẩm làng nghề Vĩnh Đức được đưa vào các gian hàng siêu thị VinMart, tập đoàn Masan Group, các cửa hàng ở các tỉnh, thành phố trong nước được người tiêu dùng ưa chuộng và nay đã vươn xa đến các nước Nhật Bản, Đài Loan, Singapore …Qua mức tiêu thụ sản phẩm ước tính thu nhập bình quần mỗi hộ làm nghề đạt 40 - 50 triệu đồng/tháng, tạo được việc làm thu nhập cho người lao động từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Với các sản phẩm của Làng nghề Vĩnh Đức, hiện nay Ban Thường vụ Hội Nông dân thị trấn đã và đang tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn để cùng các ngành lập hồ sơ, thủ tục đăng ký 05 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 03 sao trở lên trong năm 2021. Nhằm không ngừng đưa sản phẩm của làng nghề Vĩnh Đức, khối 7, thị trấn Đô Lương lên vị thế mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần xây dựng thị trấn kiểu mẫu và trở thành thị xã trong tương lai.

Nguyễn Thị Thu Hiền

(Hội ND thị trấn Đô Lương)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập225
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm223
  • Hôm nay7,032
  • Tháng hiện tại204,674
  • Tổng lượt truy cập14,858,568
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây