Bà con nông dân ứng dụng internet vào sản xuất

Thứ hai - 17/02/2020 22:08
(Hội NDNA) - Hơn 15 năm trước đây, chuyện truy cập thông tin trên Internet như còn xa lạ đối với bà con nông dân huyện Diễn Châu và tỉnh Nghệ An. Vậy mà giờ đây những nông dân ở huyện Diễn Châu, từ xã miền núi Diễn Lâm đến 9 xã vùng Bãi Ngang ven biễn đã tự tin vào Internet để tìm kiếm thông tin phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi, làm thương mại, dịch vụ.
Câu chuyện bắt đầu từ khi huyện có chủ trương lắp Internet công cộng và phủ kín đến 50 cơ quan đơn vị, 126 cơ sở giáo dục, 39 xã thị trấn và các đoàn thể từ huyện xuống xã.

Trong 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM) (Từ năm 2010-2019) nhờ tự học theo mô hình “1 phải, 5 giảm”, theo đúng sự hướng dẫn trên Internet, bà con nông dân Diễn Châu đã học tập chia sẽ nhau và cùng tính toán, ngoài lượng giống giảm, phân bón cũng giảm từ 15-20%, lượng nước tưới giảm hơn 30% và giảm được khoảng 4% thất thoát trong khâu thu hoạch. Giờ đây, nông dân ở cả 38 xã, trong huyện Diễn Châu tích cực tìm hiểu thông tin bổ ích trên Internet, nhất là những kiến thức về khuyến nông, khuyến ngư, những mô hình hay, cách làm mới phù hợp với biến đổi khí hậu nắng hạn khô, nóng, mưa bão, rết đậm ở Nghệ An.Internet đã trở thành thông tin quan trong cho nông dân trẻ, trung niên và lao động nông thôn tiếp cận được nhiều hơn với cuộc sống xã hội. Chỉ cần một vài thao tác Click chuột đơn giản, dễ tìm các thông tin cần thiết, phục vụ cho sản xuất. Trước đây, khi chưa có Internet muốn tìm kiếm thông tin người nông dân phải đi thực tế học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi, vừa tốn sức, vừa mất thời gian. Khi Internet về  xã, về thôn,  nối mạng đến từng hộ dân, Anh Trần Quốc Tuấn ở xã Diễn Yên chia sẽ: “Tôi đầu tư hơn 4 tỷ đồng mua đất, gom đất với diện tích 16 ha để xây dựng trang trại chăn nuôi theo mô hình VAC khép kín . Trong đó dùng 6 ha để nuôi cá. Diện tích còn lại để trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò vàng, gà đông tảo, nuôi giun làm thức ăn cho gà. Tôi lắp đặt dàn máy vi tính sử dụng thành thạo Internet, góp phần vào việc phát triển trang trại. Hiện nay, cần thông tin gì, tôi chỉ mở máy tính gõ vào goodle là có ngay, biết áp dụng khoa học kỹ thuật, hạn chế dịch bệnh, năng suất cao, cho thu nhập ổn định. Ngoài việc trả tiền công cho 10 lao động và trừ các khoản chi phí, trang trại còn lãi từ 130 triệu đồng đến 150 triệu đồng/năm.”

          Không chỉ có nông dân Trần Quốc Tuấn ở Xã Diễn Yên làm trang trại thu nhập cao nhờ tiếp cận thông tin thị trường, KHKT, mà ở Diễn Châu có hàng nghìn người dân biết truy cập vào Internet để bổ sung kịp thời những kiến thức hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Ở xã Diễn Trung cựu chiến binh Ngô Xuân Đại được biết là một người vận dụng Internet thành công trong nuôi trồng thủy sản. Năm 2008, Ngô Xuân Đại quyết định nuôi tôm thẻ chân trắng làm hàng hóa. Thời gian đầu chưa quen với đặc tính của vật nuôi này, nên năng suất không cao, có năm bị thua lỗ. Khi nhận thấy lợi ích từ Internet đem lại hiệu quả cao, anh Đại mua máy vi tính, để khai thác thông tin, kiến thức về nuôi tôm trên cát trãi bạt theo công nghệ mới. Càng học, càng đọc nhiều bài viết trên mạng đã cung cấp cho anh kiến thức và hun đúc thêm ý chí vươn lên làm giàu. Anh Đại cho biết: “Nhờ ứng dụng Internet vào sản xuất, chăn nuôi, tôi đã biến vùng đất cát chua phèn ven biển lầy lội thành trang trại trù phú. Mỗi năm nuôi hai lứa tôm thẻ chân trắng , mỗi lứa 4 ha, trừ chi phí và trả tiền công cho 4 lao động, mỗi năm tôi còn nắm trong tay hơn 2 tỷ đồng.
 
tin hoc 1
Nông dân được tham gia đào tạo kiến thức cơ bản tin học để áp dụng vào sản xuất

Nhiều nông dân ở huyện Diễn Châu cũng chia sẻ, từ ngày có mạng Internet về xã, về thôn rất tiện cho bà con tra cứu trên mạng và áp dụng thành công vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, trồng rừng làm kinh tế trang trại, nuôi trồng chế biến thủy hải sản.

Mười năm xây dựng NTM, là thời gian chưa phải là dài nhưng nhờ “Trí thức hóa” nông dân nâng cao hiệu quả ứng dụng Internet vào sản xuất huyện Diễn Châu đã thu được kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Toàn huyện đã hoàn thành nhanh gọn, dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng với diện tích 13.500 ha, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, an toàn sạch bệnh, xây dựng được hơn 650 trang trại lớn nhỏ, 8.600 ha cánh đồng cho thu nhập cao (Từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng/trại/năm, từ 120 triệu đồng đến 160 triệu đồng/ha). Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt mỗi năm từ 9.300 tỷ đồng đến 12.000 tỷ đồng. Thu ngân sách năm 2018 đạt 536 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 46 triệu đồng người/năm. Trong đó có 10 xã thu nhập từ 53 triệu đồng đến 63 triệu đồng hộ/năm hộ giàu và khá, thu nhập từ 53 triệu đồng đến 450 triệu đồng hộ/năm chiếm 70%, hộ nghèo chỉ còn 1%. Năm 2019 huyện có thêm 5 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã NTM đến đầu năm 2020 lên 27 xã./.

Lê Hoài Thung

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập125
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm124
  • Hôm nay12,252
  • Tháng hiện tại329,285
  • Tổng lượt truy cập14,983,179
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây