Đồng lúa hẹn hò những mùa gặt…

Thứ năm - 18/05/2023 05:15
(Hội NDNA) - Khi những thảm lúa chuyển sang màu vàng óng như mật, tỏa ngát hương nồng, ấy là khi mùa gặt lại đến.
Mùa gặt tạo nên một bức tranh muôn màu sắc về các làng quê thật yên bình và giản dị ...

Những cánh đồng lúa chín trải dài đến cuối chân trời. Khắp nơi người người hăng say lao động, tiếng nói cười âm vang. Đồng quê đã vào mùa thu hoạch. Ai đó hay gọi mùa gặt lúa là “mùa vàng ”. Cũng phải thôi, tới mùa gặt thì mọi người nông dân ai ai cũng tất bật bận rộn. Niềm vui luôn thấp thoáng những nụ cười tươi roi rói. Có thể coi mùa gặt là mùa vui nhất ở mọi miền thôn dã, của người nông dân quê. Những bông lúa trĩu nặng là thành quả của bao tháng ngày mong chờ, chăm sóc, có cả trong đó những giọt mồ hôi, sự mong mỏi, hy vọng vào một ngày mùa no đủ của bà con nông dân vùng quê chiêm trũng.

Những cánh đồng lúa chín vàng trải dài tạo nên bức tranh đồng quê sống động. Trong khi những nơi này đang tấp nập gặt lúa thì những nơi khác đã bơm nước vào ruộng để kịp cày bừa và và gieo cấy cho một vụ mùa mới. Mùa gặt cũng là mùa vui cho lũ trẻ làng. Người lớn người nhỏ trưa hè đều ra sông tắm. Nước sông làng về mùa hè trong vắt, nhìn là muốn tắm rồi. Người quê cũng thật thà chất phác như sông như lúa vậy. Được mùa thì cứ rung rinh đung đưa vui đùa cùng nắng cùng gió. Rộn ràng trước mùa vàng óng ả của lúa chảy tràn muôn lối muôn nơi. lúa chín vàng tươi là người cũng ham mê khi được mùa trúng lúa.


Ở nông thôn Việt Nam, những ngày mùa gặt hái với những bông lúa vàng trĩu hạt được người nông dân quẩy từ cánh đồng về nhà, mang nặng nghĩa tình của người dân quê một nắng hai sương; là cảnh sắc tiêu biểu nhất. Bởi đó là biểu tượng của ấm no, hạnh phúc của họ. Cảm nhận điều đó, nhạc sĩ Văn Cao đã viết “Ngày mùa”. Tác phẩm này trở thành một trong những bài hát hay nhất trong số những bài hát viết về nông thôn Việt Nam. Công việc đồng áng của nhà nông luôn nặng nhọc, vất vả nhưng hơn ai hết, người nông dân luôn mang trong mình những đặc điểm tiêu biểu nhất của người Việt Nam. Một trong những nét tính cách đó là trong sáng, lạc quan. Dẫu trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng vẫn vui, không bao giờ bi quan, tuyệt vọng.
lua

Mùa gặt cũng là mùa những chú muỗm, cào cào bay về đầy trên những thửa ruộng quê, cứ cắt được một vạt lúa cũng bắt được chừng dăm con muỗm cho vào giỏ. Cứ thế, đến giữa trưa là đủ số muỗm cho một bữa cơm thật “thịnh soạn”. Rạ rơm ngoài đồng sẵn có, chụm vài mô đất với nhau đã có ngay cái bếp tiện dụng, số muỗm bắt được đem nướng lên cùng rơm, mùi thơm lan tỏa theo gió đồng đến nức mũi chẳng thể nào gặt tiếp được nữa… Đã có không biết bao nhiêu những người khách từng đi trên con đường này. Khi qua khỏi chiếc cầu ngói rêu phong, làng quê khuất dần khỏi tầm mắt, nhưng cái mùi thơm của lúa, của khói bếp, của rơm rạ, vườn tược thì vẫn như còn vương vấn đâu đây. Lúa chín vàng trên những cánh đồng bát ngát, người nông dân rộn rã với niềm vui thu hoạch, thóc phơi khắp đường làng. Bức tranh quê mang vẻ đẹp sống động, đầy chất thơ khi hoàng hôn xuống. Từ trên cầu ngói, phóng hết tầm mắt ra xa khỏi ruộng lúa, đến với lũy tre làng lấp ló, cơn gió mát lành sẽ khiến người ta trở lại tuổi thơ một thời với cây đa, bến nước, con đò…Rồi bạn được gặp lại những hình ảnh quen thuộc của nông thôn Việt Nam, đụn rơm vàng ươm, giàn bầu trĩu quả, buồng chuối đương chín hay những tán bàng mới nhú vươn lên trời cao…

Những hình ảnh giản dị mà thân thương ấy khiến tâm hồn ta bỗng như dịu lại, tách biệt hẳn với cái xô bồ của cuộc sống hiện đại

Văn hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập328
  • Hôm nay41,716
  • Tháng hiện tại671,942
  • Tổng lượt truy cập16,546,532
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây