Niềm vui từ những cây cầu mới

Thứ hai - 20/01/2020 03:48
(Hội NDNA) - Tết này, người dân tại nhiều địa phương vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện miền núi (Con Cuông) sẽ có được niềm vui trọn vẹn, bởi sau nhiều năm chờ đợi, trên địa bàn huyện có nhiều cây cầu dân sinh mới đưa vào sử dụng.
Bản Yên Thành là một trong những bản nghèo của xã Lục Dạ, bản có 164 hộ với hơn 704 nhân khẩu. bao năm qua đập Phai Khì, dòng khe Mọi, vào mùa lũ, nước chảy xiết và dâng cao gây nguy hiểm, các hộ dân này hầu như bị cô lập. Nhiều cây cầu tạm được bà con dựng lên, nhưng đều bị lũ cuốn trôi. Với các em học sinh con đường đến trường là một nỗi ám ảnh mỗi khi phải qua suối. Đặc biệt vào những ngày mưa lớn hay mùa đông rét mướt, con đường đến trường càng trở nên khó khăn.
 
t30gi gy hang tr m em h c sinh x mn sn c ng ang ph i i qua c u t m nh th nay nhng ft lgu n a c u m i hoan thi n la i u mcs c a r t nhi u ng i dgn va cssc em h c sinh ni gy
Niềm vui của các em học sinh khi có cây cầu mới
Sau nhiều năm vất vả với nỗi lo mỗi khi mùa mưa đến lại bị cô lập, trẻ nhỏ nhiều khi phải nghỉ học, giờ đây bà con ở bản Yên Thành, xã Lục Dạ-Con Cuông đã có cây cầu mới, kiên cố, vững chãi bắc qua dòng Khe Mọi, nhân dân yên tâm lao động, sản xuất. Cầu do Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đầu tư.  Chị Lê Thị Thu bản Xằng xã Lục Dạ-Con Cuông phấn khởi cho biết:  “Từ khi có cây cầu, không riêng dì bản Yên Thành mà bà con trong bản chúng tôi phấn khởi lắm, mọi hoạt động giao lưu của người dân rất thuận lợi. Nếu như trước kia, mỗi khi vào mùa thu hoạch, việc vận chuyển nông sản vô cùng khó khăn, thậm chí chúng tôi phải chia nhỏ thành nhiều chuyến mới vận chuyển hết, thì nay công việc này đã dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức, nhất là không còn chịu cảnh thiệt thòi khi thương lái bị ép giá nữa. Hàng hóa tiêu dùng cũng được mang đến tận nơi phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bà con. Việc học hành của các cháu được đảm bảo, con đường tới trường cũng an toàn hơn”

Với mong muốn chia sẻ những khó khăn với bà con bản Yên Thành, đầu tháng 4/2019, tổng cục đường bộ Việt Nam, đã tiến hành khảo sát và cây cầu được khởi công xây dựng ngay sau đó, sau gần 1 năm thi công, đến nay cây cầu đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Cầu có thiết kế là cầu cứng dân sinh dài 79,12 m, rộng 3,5 m, kết cấu mố trụ bằng bê tông cốt thép, tải trọng 10 tấn, tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng.  

Cầu cứng Nam Sơn bắc qua sông Giăng của xã Môn Sơn với mức đầu tư hơn 10 tỷ cũng đang gấp rút hoàn thành để đưa vào sử dụng. Đây là điều mơ ước của nhiều em học sinh và người dân nơi đây. Em Vi Hà Nam-Học sinh trường THCS Môn Sơn Con Cuông chai sẻ: “Năm nay em học lớp 8 rồi, suốt nhiều năm qua em đến trường phải đi qua những cây cầu tạm trông rất nguy hiểm. Về mùa mưa gió có nhiều lần chúng em đã phải nghỉ vì nước dâng cao không thể đi qua được. Giờ đang xây dựng cầu cứng, chỉ ít lâu nữa chúng em sẽ được đến trường trên cây cầu đó. Đây là điều mà chúng em không giám mơ ước nhưng giờ nó đã thành hiện thực”.

Cùng với cầu Yên Thành xã Lục Dạ, 5 cây cầu khác được xây dựng tại các xã như Thạch Ngàn, Cam Lâm, Môn Sơn, Đôn Phục; Riêng xã Thạch Ngàn có 2 cầu đều thuộc Dự án Lramp. Tất cả 6 cầu này đến nay đã và đang gấp rút hoàn thành, đưa vào sử dụng ngay trước thềm Tết Nguyên đán.

Trần Bá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập86
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm81
  • Hôm nay13,591
  • Tháng hiện tại330,527
  • Tổng lượt truy cập7,799,980
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây